Tình Huống Gây Nguy Hiểm Khi Lái Xe Ô Tô Dưới Trời Mưa Bão
Việc lái xe ô tô dưới trời mưa bão là một việc hết sức nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh! Sẽ có rất nhiều tình huống khiến ta không thể lường trước được như: cây đổ, xe chết máy,... gây khó khăn cho các tài xế.
Trong lúc trời đang mưa bão lái xe nguy hiểm cực kỳ. Hocthilaixeoto.com đã tổng hợp lại một số tình huống và cách phòng tránh. Để đảm bảo an toàn bạn nên xem ngay.
Trời đang mưa bãolái xe nguy hiểmcực kỳ bạn nên đi chậm sẽ giúp xe bám đường tốt hơn, giảm tải cho hệ thống phanh đang bị trơn trượt khi bắt buộc dừng, đồng thời dễ phát hiện các chướng ngại trên đường như nắp cống, nắp hố ga.
Luôn duy trì khoảng cách hợp lý đối với các xe đi trước, đừng chạy song song với xe khác nào, đặc biệt là các xe trọng tải lớn để tránh bị nước hắt lên kính.
Cùng với việc chạy chậm thì việc quan sát xe đi trước cũng rất quan trọng. Nếu thấy xe phía trước có cùng kiểu dáng với xe của mình và vượt qua đoạn ngập nước an toàn thì hãy đi theo vệt bánh của xe đó.
Nhưng nếu xe phía trước có dáng to hơn, gầm cao hơn thì tốt nhất là không nên đi theo.
Lái xe ô tô dưới trời mưa quá to sẽ rất nguy hiểm vì lúc này mưa dày hạt sẽ khiến cho cần gạt quá tải, không đảm bảo tầm nhìn.
Đặc biệt, khi mưa to kết hợp với gió lớn khiến cho cây bên đường bị gãy, đổ thì việc tiếp tục lái xe càng nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là nên dừng xe nếu thấy trời mưa quá to.
Khi trời mưa bão có thể khiến cây to bị gẫy cành hoặc quật đổ ra đường, đè lên ô tô, dây điện... Vì vậy, nếu muốn ngồi chờ mưa ngớt thì nên tránh dừng đỗ ở những khu vực có nhiều cây to.
Không được đậu xe dưới cây to, rất dễ gây ra nguy hiểm cho bạn
Hãy cố gắng tìm những cung đường cao và ít cây to để tránh dính ngập nước và gặp tình trạng cây đổ, cành rơi...
Lái xe dưới trời mưato cản tầm nhìn của các tài xế đều bị hạn chế. Lái xe trong mưa lúc này không khác nào như đi trong sương mù.
Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho chính mình và các phương tiện cùng lưu thông, hãy bật đèn chiếu gần, đèn sương mù và đèn khẩn cấp để xe phía sau dễ dàng nhận thấy, duy trì khoảng cách an toàn.
Nếu phải đối mặt với vùng ngập nước, việc đầu tiên là phải xác định mức nước và tính toán khả năng vượt qua vùng ngập nước của chiếc xe mà bạn đang lái.
Đoạn đường nước quá nhiều thì mình khuyên bạn không nên đi qua
Nếu nước ngập không quá 20cm hoặc không quá cạnh dưới cánh cửa thì yên tâm xe có thể di chuyển qua một cách an toàn. Nếu không chắc chắn thì tuyệt đối không lái xe qua vùng ngập nước.
Ngoài ra, cũng cần chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
Tại đoạn đường ngập nước, nếu xe đối diện là loại lớn hơn so với xe của bạn thì không nên đối đầu, lao ngay vào dòng nước. Sóng nước tạo ra từ các xe lớn đối diện có thể sẽ tràn vào nắp ca-pô, lọt vào khoang máy gây chết máy, xe bị thủy kích sẽ rất khó để sửa chữa.
Ngoài ra, nếu đang chạy trên quãng đường ngập nước mà xe bị chết máy thì không nên cố gắng khởi động lại.
Sai lầm này cũng sẽ khiến xe lâm vào tình trạng thủy kích nặng nề, làm cong tay biên, gãy tay biên, thậm chí là vỡ lốc máy.
Giữ khoảng cách an toàn với xe khác sẽ đảm bảo an toàn cho bạn
>>> Bạn đã biết hết hệ thống biển báo giao thông đường bộ chưa. Cùng tìm hiểu Ý NGHĨA tất cả biển báo giao thông đường bộ MỚI NHẤT hiện nay TẠI ĐÂY nhé!
Ngay cả khi đã giảm tốc độ và chắc chắn là có thể kiểm soát khoảng cách với xe phía trước thì bạn cũng không nên bám đuôi xe phía trước bởi khoảng cách phanh dừng và góc đánh lái xe ô tô dưới trời mưa không còn chính xác như trong điều kiện bình thường.
Nếu xe phía trước phanh bất ngờ thì bạn rất dễ đâm vào họ khi bám quá sát.
Khi trời chuyển mưa to, gió lớn thì tâm lý chung của nhiều người là tăng tốc độ và không ngừng đan làn để nhanh về nhà hơn. Tuy nhiên hãy nhớ: “nhanh một phút nhưng có thể chậm cả đời” sai lầm này rất dễ gây ra tai nạn do mất lái.
Không nên tìm cách nổ máy xe thêm vài lần khi xe bị tắt máy, bởi hành động này sẽ làm cho xe hư hỏng nặng như gây hư hại các bộ phận kết nối giữa piston dẫn đến hiện tượng gãy tay biên, có thể phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện. Nghiêm trọng hơn là nước lọt vào động cơ gây thuỷ kích.
Trong trường hợp này, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ.
Khi xe chết máy bạn nên gọi cho cứu hộ tới giải quyết
Trên đây là những kinh nghiệm chúng tôi đã tổng hợp lại giúp bạn phòng tránh những tình huống trời mưa mà phải lái xe nguy hiểm cực kỳ. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết.