[Bỏ túi] Kinh nghiệm thi bằng lái xe lý thuyết và thực hành

[Bỏ túi] Kinh nghiệm thi bằng lái xe lý thuyết và thực hành

[Bỏ túi] Kinh nghiệm thi bằng lái xe lý thuyết và thực hành

[Bỏ túi] Kinh nghiệm thi bằng lái xe lý thuyết và thực hành

[Bỏ túi] Kinh nghiệm thi bằng lái xe lý thuyết và thực hành
[Bỏ túi] Kinh nghiệm thi bằng lái xe lý thuyết và thực hành
[Bỏ túi] Kinh nghiệm thi bằng lái xe lý thuyết và thực hành

Bạn chưa biết học bằng lái xe ô tô như thế nào cho hiệu quả? Chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các kinh nghiệm lái xe ô tô từ những học viên đi trước. Nếu bạn đang muốn học thì hãy cùng hocthilaixeoto.com xem ngay bài viết ngay nhé!

 

 

Một vài kinh nghiệm học lái xe ô tô
Một vài kinh nghiệm học lái xe ô tô

 

1. Kinh nghiệm đăng ký học lái xe ô tô

 

Có nên học bằng lái xe ô tô? Nên đăng ký học bằng lái xe ô tô hạng B1, B2, C? Đây là ít nhiều một trong số câu hỏi mà tôi hay nhận được từ các bạn đang có ý định học thi bằng lái xe ô tô. Đa phần các bạn đều có những khó khăn trong việc học và lựa chọn nơi đăng ký để học.

 

Vì là nội dung của bài viết xoay quanh về chủ đề chia sẻ về kinh nghiệm, nội dung của bài viết sẽ khá dài.

 

Kinh nghiệm thi bằng lái xe đầu tiên: bạn cần biết rõ bằng học lái xe ô tô bao gồm những loại bằng nào. Vì mỗi loại bằng lái xe ô tô có nhiều loại hạng bằng khác nhau, thực hành trên xe, nhiều loại xe khác nhau cũng như chi phí cũng khác nhau từ đó sẽ phù hợp nhu cầu của mỗi người.

 

Hiện nay có 2 loại bằng lái thông dụng nhất B1,B2 sau đó là C.

 

Loại bằng lái B1: Bằng lái xe ô tô B1 là bằng lái chỉ được điều khiển xe số tự động, không được phép kinh doanh, xe có tải trọng dưới 3,5 tấn, ô tô được tính kể cả người lái xe là tối đa 9 chỗ. Thời gian học bằng lái B1 thực hành và lý thuyết nhiều hơn so với bằng lái B2.

  • Ưu điểm: dễ học, dễ thực hành vì là xe số tự độ.
  • Nhược điểm: Chi phí đăng kí học cao hơn so với bằng lái xe B2, không áp dụng cho người hành nghề lái xe.

 

Loại bằng lái B2: Loại bằng lái xe ô tô B2 khác biệt nhất đó chính là không dành cho người hành nghề lái xe, và xe có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

  • Ưu điểm: Có thể hành nghề kinh doanh như lái xe taxi.
  • Nhược điểm: Thực hành cũng như lý thuyết thời gian học sẽ lâu hơn.

 

Loại bằng lái C: Bằng lái xe ô tô C cũng giống với bằng lái xe ô tô B2 , C được phép lái xe ô tô tải chuyên dụng, ô tô chuyên dụng có trọng lượng lớn hơn 3,5 tấn. Người có giấy phép lái xe C được phép lái xe giống như quy định của GPLX B1, B2 tuy nhiên KHÔNG được điều khiển xe ô tô 16 chỗ,

 

>>> XEM NGAY: Khóa học lái xe tải hạng C được nhiều bác tài TRUYỀN TAI nhau về độ UY TÍN và CHẤT LƯỢNG đấy nhé!

Đọc đến đây, có lẽ bạn đã hiểu sơ qua về các quy định của từng loại bằng lái xe ô tô. Vì vậy, hãy lựa chọn các khoá học, các trung tâm uy tín để đăng kí, sau khi đăng kí ghi danh khoá học, điều mà bạn quan tâm nhất trong suốt quá trình học để vượt qua kì thi đó chính là 2 nội dung: THỰC HÀNH và LÝ THUYẾT.

 

2. Kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô

 

2.1 Thi lý thuyết lái xe

 

2.1.1 Mẹo đối với câu hỏi khái niệm

 

- Chọn đáp án chứa các cụm từ sau:

 

  • Nghiêm cấm hoặc bị nghiêm cấm
  • Chấp hành
  • Bắt buộc
  • Phải có phép của cơ quan có thẩm quyền
  • Không được
  • Về số thấp … gài số 01
  • Giảm tốc độ ( nếu có 02 đáp án giảm tốc độ thì chọn đáp án có lề bên phải)
  • Dùng thanh nối cứng
  • Báo hiệu tạm thời
  • Hiệu lệnh người điều khiển giao thông
  • Phương tiện giao thong đường sắt
  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
  • Đèn chiếu xa sang gần

 

Câu hỏi lý thuyết lái xe b2
Kinh nghiệm làm câu hỏi lý thuyết lái xe b2

 

 

- Chọn ý dài nhất khi câu trả lời có các chữ sau: “Phải” , “ Quan sát” , “Kiểm tra” , “Bảo dưỡng” , “ở” , “tại” , “trên” , “xe chữa cháy”.

 

Mẹo thi 600 câu lý thuyết dễ nhớ nhất
Mẹo thi 600 câu lý thuyết dễ nhớ nhất

 

- Kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô đối với các câu hỏi liên quan đến:

 

  • Hộp số: đảm bảo chuyển động lùi
  • Dây đai: hãm giữ chặt
  • Kính chắn gió: an toàn
  • Khắc phục Giclơ: bằng khồng khí nén
  • Hành lý: 20 kg
  • Cách đường ray gần nhất: 05 mét
  • Xe lam, xe công nông: 30 km/h
  • Tăng số: chọn 1, giảm số: chọn 2
  • “Giơ 2 tay” : ý 1, “giơ 1 tay” : ý 2
  • Sớm sang muộn: ý 1, Muộn sang sớm: ý 2
  • Thấy chữ “Dốc” chọn ý 1, “dốc cao, dốc dài” chọn ý 2
  • Động cơ Diesel: không dung bugi (tia lửa điện)
  • Thấy chữ “cơ quan” : ý 2
  • Có vòng xuyến nhường bên trái, không vòng xuyến nhường bên phải
  • Đậu xe: cách 05 mét
  • Xé gắn máy < 50cc: khu dân cư 40km/h; ngoài khu dân cư 50 km/h
  • Xe mô tô > 50cc: khu dân cư 40km/h; ngoài khu dân cư 60km/h
  • Biển và đèn có hiệu lực bên trái và sau lung biển
  • Vận động chuyển động sống: yêu cầu có áp tải để chăm sóc; kiểm dịch (tuân theo quy định vệ sinh phòng dịch và bảo vệ môi trường)
  • Nồng độ cồn đối với ô tô, máy kéo: không được uống
  • Đối với mô tô 2 bánh, xe gắn máy: chọn nồng độ cồn lớn nhất (0,25 hoặc 50)

 

Các đáp án liệt kê
Các đáp án liệt kê

 

- Kinh nghiệm thi lái xe khi đáp án mang ý nghĩa liệt kê sau:

 

  • Hành vi
  • Trách nhiệm
  • Nghĩa vụ
  • Đạo đức
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tham gia giao thông

 

=> Chọn 02 đáp án

 

>>> XEM THÊM: Phần mềm THI THỬ sát hạch lý thuyết lái xe ô tô để xem TRÌNH ĐỘ của mình đang ở đâu bạn nhé!

2.1.2 Mẹo đối với câu hỏi tốc độ xe

 

Đáp án tốc độ xe
Kinh nghiệm thi lái xe khi đáp án về tốc độ xe

 

Chú ý đáp án tốc độ xe trong mẹo thi lý thuyết:

 

  • 40km/h: Chọn đáp án 1
  • 80km/h: Chọn đáp án 1
  • 70km/h: Chọn đáp án 2
  • 50km/h: Chọn đáp án 3
  • 60km/h: Chọn đáp án 4

 

Lưu ý: Các bạn cứ nhớ bài toán: 8 x 7 = 56 tương ứng với thứ tự các số trong bài toán và đó là đáp án đúng: 80 (đáp án 1), 70 (đáp án 2), 50 (đáp án 3), 60 (đáp án 4).

 

2.1.3 Câu hỏi về dấu bằng lái

 

Kinh nghiệm thi bằng lái xe đối với này như sau:

 

  • B2 < hoặc = 9 chỗ; < 3,5 tấn: chọn đáp án 2
  • C < hoặc = 9 chỗ > 3,5 tấn: chọn đáp án 3
  • FE: chọn đáp án 1

 

Câu hỏi các loại bằng lái xe
Câu hỏi các loại bằng lái xe

 

Bằng lái xe là câu hỏi dễ lấy điểm trong thi lý thuyết lái xe ô tô:

 

  • FC: chọn đạp án 2
  • Tuổi tối đa lái xe dấu E: 55 tuổi/ nam & 50 tuổi/ nữ
  • Tải: Chọn 25 năm
  • Chở người > 9 chỗ: 20 năm
  • Xe gắn máy < hoặc = 50 cm2
  • A1 < hoặc = 175 cm2
  • A2 ≥ 175 cm2
  • E > 30 chỗ
  • FE: E + kéo (ô tô chở khách nối toa)
  • FC: C + kéo (ô tô đầu kéo, kéo sơ mi rờ móc)

 

>>> XEM NGAY: MẸO thi 600 câu lý thuyết lái xe ô tô - tỉ lệ ĐẬU 100%

2.1.4 Câu hỏi về kỹ thuật máy thiết bị

 

Kinh nghiệm thi lái xe phần kỹ thuật máy:

 

  • Các câu hỏi về công dụng thì chỉ chọn 1 đáp án
  • Công dụng của hệ thống truyền lực của ô tô (dùng để truyền)
  • Công dụng của hệ thống phanh (dùng để giảm tốc độ)
  • Công dụng của động cơ ô tô (nhiệt năng thành cơ năng)
  • Công dụng của hộp số ô tô (chuyển động lùi)

 

Các câu hỏi về kỹ thuật máy
Các câu hỏi về kỹ thuật máy

 

Kinh nghiệm thi bằng lái xe đối với những câu hỏi về Kỹ thuật máy thiết bị:

 

  • Công dụng của hệ thống lái (dùng chuyển hướng)
  • Công dụng của ly hợp (dùng để truyền hoặc ngắt)
  • Động cơ 2 kỳ (2 hành trình); 4 kỳ (4 hành trình)
  • Yêu cầu của kính chắn gió ( à loại kính an toàn)
  • Yên cầu kỹ thuật đối với dây đai an toàn (hãm giữ chặt)
  • m lượng còi (<90<115db)
  • Khi vào số tiến hoặc lùi xe ô tô số tự động (đạp phanh chân hết hành trình)
  • Khi quay đầu (đưa đầu xe về phía nguy hiểm)
  • Điều khiển tăng số (nhịp nhàng, chính xác)
  • Điều khiển xe ô tô tới gần xe ngược chiều vào ban đêm (đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần)
  • Khi nhả phanh tay (kéo cần phanh tay về phía sau đồng thời bóp khóa hãm)
  • Khi khởi hành ô tô trên đường bằng (đạp ly hợp trên hành trình)
  • Điều kiện ô tô giảm số (vù ga phù hợp với tốc độ)
  • Điều kiện ô tô trên đường trơn (không đánh lái ngoặt và phanh gấp)

 

CHÚ Ý:

 

  • Không chọn đáp án: “cả 2 ý trên” HOẶC “tất cả đều đúng”
  • Phương tiện giao thông đường bộ có 2 loại: Cơ giới + Thô sơ
  • Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: Cơ giới + Thô sơ + Xe máy chuyên dùng ( xe ủi, xe lu…)
  • Trên đường có nhiều làn đường:
  • Chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép
  • Xe thô sơ đi lề bên phải trong cùng

 

2.1.5 Độ tuổi tham gia giao thông

 

Độ tuổi học bằng lái xe như sau:

 

  • 16 tuổi – xe gắn máy dưới 50 cm3
  • 18 tuổi – hạng A1, A2, B2
  • Nam > 60tuổi, nữ > 55tuổi – hạng B1
  • 21 tuổi – hạng C
  • 24 tuổi – hạng D
  • 27 tuổi – hạng E

 

Lưu ý: giấy phép lái xe từ hạng B2 đến hạng E cách nhau 3 tuổi, đó là kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô dễ nhớ nhất.

 

2.1.6 Mẹo đối với câu hỏi về biển báo

 

a, Có 5 nhóm

 

Các loại biển báo giao thông
Các loại biển báo giao thông

 

Các loại biển báo giao thông đường bộ

  • Biển nguy hiểm (hình tam giác vàng)
  • Biển cấm (vòng tròn đỏ)
  • Biển hiệu lệnh (vòng tròn xanh)
  • Biển chỉ dẫn (vuông, hình chữ nhật xanh)
  • Biển phụ (vuông, chữ nhật trắng đen) Hiệu lực nằm ở biển phụ khi có đặt biển phụ

 

b, 6 quy tắc cần nhớ

 

Lưu ý:

  • Cấm xe nhỏ -> cấm xe lớn ( không tính xe mô tô )
  • Cấm xe lớn -> không cấm xe nhỏ ( không tính xe mô tô )

 

c, Sơ đồ

 

Lưu ý:

  • Xe con -> Xe khách -> Xe tải -> Xe máy kéo -> xe kéo móc
  • Cấm 2 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 4 bánh
  • Cấm 4 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 2 bánh
  • Cấm rẻ trái -> cấm quay đầu
  • Cấm quay đầu -> không cấm rẻ trái

 

d, Chú ý các mẹo

 

Kinh nghiệm thi bằng lái xe:

  • Thấy 2 hoặc 3 biểm tròn xanh thì chia 2 trường hợp:
  • Câu hỏi 1 hàng chọn ý 1
  • Còn lại chọn ý 3 ( hoặc thấy có từ ngã 3 thì chọn 3 )
  • Cấm rẽ trái thì cấm luôn quay xe; cấm quay xe thì được rẽ trái
  • Chú ý biển trật tự với đáp án
  • Chọn ngay khi thấy đáp án có từ “KHÔNG ĐƯỢC PHÉP”

 

e, Dấu hiệu nhận biết các biển báo:

  • Biển báo cấm xe nhỏ → cấm luôn xe lớn
  • Biển cấm xe ô tô con → cấm luôn xe ba bánh, xe lam
  • Biển cấm xe rẽ trái → cấm luôn xe quay đầu
  • Ngược lại biển cấm xe quay đầu → xe được phép rẽ trái
  • Nếu biển màu xanh cho phép xe quay đầu → xe không được phép rẽ trái
  • Nếu gặp biển "STOP" thì tất cả các xe phải dừng lại trong mọi trường hợp kể cả xe ưu tiên
  • Nếu gặp biển cấm có ghi số 14m thì chọn đáp án không được phép
  • Nếu biển báo cấm ô tô vượt thì tất cả các loại ôtô đều không được vượt
  • Ngược lại nếu biển cấm xe tải vượt thì xe ô tô con và ô tô khách được vượt
  • Biển báo hiệu cầu vượt liên thông là biển báo hình chữ nhật có chữ trên biển
  • Biển báo hiệu cầu vượt cắt ngang là biển báo hình tròn không có chữ trên biển
  • Biển báo hình vuông màu xanh vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng thẳng đứng báo hiệu có làn đường dành cho ô tô khách
  • Biển báo màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách

 

>>> THAM THẢO: Tổng hợp những câu hỏi thi lý thuyết lái xe ô tô DỄ SAI nhất

2.1.7 Mẹo đối với những câu hỏi về sa hình

 

a, 5 quy tắc

 

Mẹo đối với câu hỏi sa huỳnh
Mẹo đối với câu hỏi sa hình

 

Mẹo thi sa hình lái xe sa hình bạn nên nắm rõ:

 

  • Bước 1: Xét xe trong giao lộ
  • Bước 2: Xét xe ưu tiên ( Chữa cháy, Quân sự, Công an, Cứu thương )
  • Bước 3: Xét xe đường ưu tiên ( biển báo )
  • Bước 4: Xét xe bên phải không vướng ( từ ngã 4 )
  • Bước 5: Xét xe rẽ phải trước, đi thẳng, rẽ trái, quay đầu

 

b, Xử lý tình huống:

 

Thứ tự các xe:

 

  • 2 hình giống nhau thì chọn theo quy tắc: Phải, thẳng, trái ( nếu 2 xe cùng phải thì chọn xe )
  • Có vòng xuyến: nhường bên trái
  • Không vòng xuyến: nhường bên phải

 

Lưu ý:

 

  • Xe nào vi phạm theo hướng mũi tên: chọn đáp án không có xe con
  • Xe nào chấp hành đúng hướng mũi tên: chọn 2
  • Thấy công an giao thông: chọn 3
  • Lấn vạch liền là vi phạm
  • Hình có các xe chạy đua thì bắt xe sau cùng trừ đi 1 bánh, còn mấy bánh thì chọn ý đó

 

2.2 Thi thực hành lái xe

 

Những học viên đạt điểm thi lý thuyết bước vào cuộc thi thực hành trên sa hình với thời gian thi rút ngắn từ 20 phút còn 15 phút.

 

 

Mẹo phần thi thực hành
Mẹo phần thi thực hành

 

Hãy áp dụng kinh nghiệm thi bằng lái xe phần thực hành này để dễ dàng thi đậu.

 

Ngoài ra, trong 10 bài thi liên hoàn trên sa hình có bài lái xe vào nhà xe (sa hình) đã bị thu hẹp 1/3 diện tích so với trước đây. Đó là hai yếu tố mà nhiều thí sinh dễ bị rớt nhất.

 

Điểm thi trên sa hình được chấm tự động bằng máy, điểm tối đa là 100 nên thí sinh phải đạt trên 80 điểm mới đậu.

 

>>> Hy vọng những chia sẻ về mẹo thi sát hạch lái xe B2 sẽ giúp ích cho các bạn đang có ý định học và thi bằng lái xe ô tô!!!

2.2.1 Bí quyết để vượt qua bài thi “xuất phát xe ngang dốc” bằng lái ô tô B2

 

Phần thi ”xuất phát xe ngang dốc” là dễ bị mất điểm và dễ bị loại nhất. Kinh nghiệm thi lái xe ô tô đơn giản nhất chính là:

 

  • Khi xe đã qua vạch cho người đi bộ, nên sâu ga hơn một chút để có đà.
  • Gần đến vạch dừng chừng 10 m, cắt côn, rà phanh, khi ”kẹo cao su” trùng với vạch dừng thì đạp phanh dừng hẳn.
  • Xe dừng hẳn, kéo hết phanh tay, nhả côn thật từ từ đến khi vòng tua khoảng 1000 (liếc nhanh đồng hồ vòng tua).
  • Lúc đó đầu xe rung như muốn chồm lên, chuyển nhanh chân phanh sang ga, nhả phanh tay, thêm ga, xe sẽ bò qua dốc.

 

Bí quyết để vượt qua bài thi “xuất phát xe ngang dốc”

 

Kinh nghiệm xương máu của các sĩ tử thi lái xe B2 truyền lại:

 

  • Nếu thấy xe ô tô trôi, phải kéo ngay phanh tay, nhớ đạp hết côn cho xe khỏi chết máy. Sau đó làm lại đề-pa.
  • Nếu để xe trôi quá 50 cm là chuẩn bị đi về.
  • Nếu chết máy trên dốc cũng phải nhanh chóng kéo phanh tay, đạp hết côn tắt, mở lại khóa điện để nổ máy, thao tác lại đề pa quá 30s cũng đi về luôn nhé.
  • Kết thúc phần thi dừng và khởi hành ngang đốc ngon lành.

 

2.2.2 Bài thi “lái xe qua vết bánh xe”, “qua đường hẹp vuông góc”, và “ghép vào nơi đỗ”

 

Lái xe qua vết bánh xe cũng là một phần thi lái xe ô tô B2, C khó và đòi hỏi sự tập trung cao.

 

Kinh nghiệm thi bằng lái xe: trước khi vào bài “ghép xe vào nơi đỗ” đều phải mở rộng cua, lái thật chậm để có đủ thời gian và khoảng cách căn chỉnh thẳng, bó xe sát lề mà vẫn song song với lề.

 

Phần thi ”Qua đường hẹp vuông góc” và bài “Lái xe qua đường vòng quanh co” thì:

  • Nên lái thật chậm, cần thiết thì đỡ nửa côn cho xe giảm tốc độ xuống đến mức có thể.
  • Nhớ hai bài này phải bám lưng, cẩn thận để bánh sau của xe đè vạch.

 

2.2.3 Phần thi lái xe ô tô ”lùi chuồng”

 

Lưu ý:

 

  • Sau khi xe song song với lề, cách lề khoảng 40 cm, xe thẳng lái thì từ từ tiến.
  • Tay gương bên lái ngang với vạch vàng gần nhất ở của chuồng thì đánh hết lái sang phải.
  • Hơi ngoái lại phía sau khi thấy vạch vàng thứ hai của cửa chuồng là đường thẳng tưởng tượng nối lên trùng với ”kẹo cao su” thì trả lại lái hai vòng.
  • Lúc này mũi xe phía bên phụ đã tiến sát vạch ở lề đường phía bên kia mà không chạm vạch.

 

>>> XEM THÊM: Kỹ thuật lùi chuồng B1, B2 để vượt qua phần thi thực hành lái xe ô tô nhé!

2.2.4 Nhớ xi nhan đúng lúc

 

Nên nhớ kỹ những chỗ cần xi nhan trong bài thi sa hình thi bằng lái xe ô tô b2, bởi chỉ cần quên không xi nhan trước khi đưa xe vào sa hình, là bạn đã bị mất điểm.

 

Nhớ những vị trí nào cần xi nhan trên sa hình để chuẩn bị trước, đây là một hình thức “học thuộc lòng” nhưng rất có ích.

 

Xi nhan trước khi vào sa huỳnh
Xi nhan trước khi vào sa huỳnh

 

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm lái xe ô tô, ngoài ra, chúng tôi còn sở hữu hàng trăm mẹo, kinh nghiệm khác để giúp các học viên vượt qua kỳ thi sát hạch B2 một cách dễ dàng cũng như là áp dụng ngoài đời thực một cách hiệu quả.

 

Nhưng dù thế nào thì một kiến thức vững chắc vẫn là nền tảng tốt nhất để các tay lái có thể vững tâm không chỉ ở kỳ thi mà còn cho việc lái xe ô tô của mình sau này nữa.

 

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (Hocthilaixeoto.com)

745
SHARES

Đăng ký tư vấn

1Thông tin cá nhân

2Lựa chọn dịch vụ








3Hoàn tất đăng ký

Tìm kiếm bài viết

Fanpage

Đăng ký tư vấn

DMCA.com Protection Status
Zalo
Thi thử
Zalo