Cách Lùi Chuồng Dễ Nhất Các Bác Tài Nhất Định Phải Nắm Rõ

Cách Lùi Chuồng Dễ Nhất Các Bác Tài Nhất Định Phải Nắm Rõ

Cách Lùi Chuồng Dễ Nhất Các Bác Tài Nhất Định Phải Nắm Rõ

Cách Lùi Chuồng Dễ Nhất Các Bác Tài Nhất Định Phải Nắm Rõ

Cách Lùi Chuồng Dễ Nhất Các Bác Tài Nhất Định Phải Nắm Rõ
Cách Lùi Chuồng Dễ Nhất Các Bác Tài Nhất Định Phải Nắm Rõ
Cách Lùi Chuồng Dễ Nhất Các Bác Tài Nhất Định Phải Nắm Rõ

Đối với những học viên đang trong quá trình học thi thì "kỹ năng lùi chuồng" khiến họ thấy khó khăn nhất. Vì nó đòi hỏi độ chính xác cao, ước lượng được khoảng cách nếu không muốn xe mình va chạm với chướng ngại vật khi lùi khiến những người mới biết lái xe cũng khá lao đao.

 

Vậy đâu là cách lùi xe vào chuồng dễ nhất. Cùng Học Thi Lái Xe Ô Tô tìm hiểu nhé!

 

Hướng dẫn cách lùi xe vào chuồng B2 khi học lái xe ô tô
Hướng dẫn lùi xe vào chuồng B2 khi học lái xe ô tô

 

Kỹ thuật lùi xe vào chuồng tuy không hề đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể nắm bắt và thành thạo nếu luyện tập chăm chỉ và nắm rõ những điều chia sẻ dưới đây.

 

 

1. Lùi xe có thật sự khó không?

 

Kỹ thuật lùi xe vào chuồng mới nghe thì cũng khá đơn giản: chỉ cần đạp côn, cài số lùi, nhả côn từ từ cho xe bắt đầu chuyển bánh là xong. Thường thì xe để garanti hơi cao, nên chỉ cần nhả côn, chưa cần đạp ga thì xe đã có thể chuyển động (tương tự như với số 1). Nếu muốn tăng tốc thì chỉ nhấn thêm chút ga là được.

 

Thực tế, điều khiển cho xe chạy lùi khó hơn tiến rất nhiều, đặc biệt là lùi xe vào chuồng dọc, chuồng ngang trong bãi đỗ xe. Vì vậy khi lái xe hàng ngày, thường thì chúng ta không nên lùi quá khoảng cách cần thiết.

 

Kỹ năng lùi xe vào chuồng
Kỹ năng lùi xe vào chuồng

 

Khó khi lùi xe nằm ở chỗ thao tác lái thế nào để xe di chuyển đúng hướng cần thiết và có thể đưa xe đậu vào đúng chỗ mong muốn mà không mất quá nhiều thời gian. Khó khăn nảy sinh là do một số nguyên nhân như:

  • Khi lùi dễ bị hạn chế tầm nhìn, tài xế phải dùng gương chiếu hậu và camera lùi để quan sát.
  • Đôi khi phải ngoái cả người ra sau, thậm chí thò đầu ra ngoài cửa (tình huống bắt buộc) để nhìn cho rõ hơn.

 

Nhiều người mới lái xe thường bị mất phương hướng khi lùi xe. Họ lúng túng không biết cách tiến xe vào chuồng và phải quay vô lăng hướng nào:

  • Xuôi hay ngược chiều kim đồng hồ.
  • Xe đi không đúng hướng mong muốn.

 

Cách lùi xe vào chuồng cũng cần kết hợp thuần thục thao tác khác liên quan đến chân ga - côn - phanh, nên tài mới dễ bị rối, và xe hay bị chết máy.

 

>>> XEM THÊM: dịch vụ bổ túc tay lái giúp các bạn tự tin hơn và nhuần nhuyễn mọi thao tác khi lái xe, BÍ QUYẾT làm chủ tốc độ và giữ khoảng cách an toàn trong mọi tình huống ngay hôm nay!

2. Bài thi Ghép xe vào nơi đỗ (Lùi vào nhà xe dọc)

 

Bài thi lùi vào nhà xe dọc hay còn được gọi là lùi chuồng.

 

Yêu cầu bài thi: Trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (chuồng), không chạm vạch và tiến ra khỏi chuông.

 

Các lỗi bị trừ điểm:

 

  • Mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm (Mỗi 2 giây).
  • Quá thời gian 2 phút trừ 5 điểm (Mỗi 2 phút trừ 5 điểm).
  • Bánh xe không chạm được vạch kiểm tra cuối nhà xe bị loại (Máy thông báo).
  • Không hạng xe bị loại Nhầm nhà xe hạng xe khác).

 

3. Những sai lầm ta hay mắc phải

 

Nếu bạn không biết cách lùi xe vào chuồng thì rất dễ gặp phải những sai lầm sau:

 

Đánh lái ngược hướng: chẳng hạn khi muốn đuôi xe dịch sang trái thì lại cua tay lái sang phải (cùng chiều kim đồng hồ). Quy tắc đúng cần nhớ là muốn đuôi xe dịch sang phía nào thì đánh lái sang phía ấy.

 

Để ga cao: xe lùi nhanh nên đánh lái không kịp, xe đi không đúng hướng mong muốn. Vì thế, khi chưa thuần thục cách tiến xe vào chuồng, tốt nhất bạn nên lùi với tốc độ chậm bằng cách hết hợp với đạp nhả côn hoặc rà phanh.

 

Ước lượng sai khoảng cách và vị trí xe: chẳng hạn bạn nghĩ là xe đã vào thẳng giữa chuồng nhưng thực ra vẫn bị chéo, hoặc quá lệch về một bên. Do vậy lúc mới đầu, sau mỗi lần lùi ghép xe bạn nên bước ra khỏi xe và nhìn vị trí xe thực tế so với trong tưởng tượng sau đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

 

Quên thỉnh thoảng nhìn về phía trước: dễ gây va quệt do mũi xe đang có xu hướng văng ra ngoài khi đánh lái, hay khi có chướng ngại bất ngờ xuất hiện phía trước. Cũng như xe chạy tiến thỉnh thoảng bạn vẫn cần quan sát gương chiếu hậu để đảm bảo an toàn. Khi lùi, việc quan sát xung quanh càng quan trọng do tầm nhìn bị hạn chế hơn nhiều.

 

Vậy nên, để vượt qua bài thi sát hạch lái xe dễ dàng thì bạn cần có người hướng dẫn cách lùi xe vào chuồng tận tâm và dễ hiểu hoặc tập luyện nhiều lần để thạo kỹ thuật này hơn.

 

4. Các bước thực hiện bài thi lùi chuồng

 

Cách lùi chuồng dễ nhất theo chia sẻ của nhiều tài xế là:

 

  • Lái xe tiến vào khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe dọc (đối với xe hạng B, C) hoặc khu vực để ghép xe ngang (đối với hạng D, E).
  • Lùi để ghép xe vào nơi đỗ.
  • Dừng xe ở vị trí đỗ quy định.
  • Lái xe qua vạch kết thúc bài thi.

 

Luyện tâm thường xuyên thì kĩ năng của bạn sẽ nâng cao
Luyện tâm thường xuyên thì kĩ năng của bạn sẽ nâng cao

 

>>> Ngoài kỹ năng lùi chuồng bạn hãy THAM KHẢO thêm các mẹo học thực hành lái xe B2 ngay để có thêm những thông tin HỮU ÍCH về các phần thi lý thuyết và thực hành. Hãy làm chủ mọi kỹ thuật lái xe và trở thành một tài xế CHUYÊN NGHIỆP ngay từ bây giờ!

 

Hướng dẫn cách lùi xe vào chuồng ngang

 

Bước 1: Để lùi xe vào nơi đỗ song song, học viên lái xe chậm đến vị trí song song với xe phía trước chỗ đỗ sao cho xe cách tầm 60 cm, đuôi xe mình và đuôi xe người khác nằm ngang nhau trên một đường thẳng.

 

Bước 2: Học viên cần đánh hết lái sang phải và quan sát gương chiếu hậu bên trái. Khi nào thấy biển số của xe phía sau chỗ đỗ lọt vào điểm chính giữa của gương thì dừng xe. Nếu hoàn thành tốt bước này, thân xe sẽ tạo một góc lệch với mép đầu xe phía sau 45 – 50 độ. Tiếp theo, học viên chuyển sang số lùi, trả lái thẳng, cho xe từ từ lùi vào trong cho đến khi góc phải đầu xe ngang với đuôi xe phía trước thì dừng.

 

Bước 3: Học viên đánh hết lái về bên trái và tiếp tục lùi xe vào chỗ trống đến khi xe đã đỗ thẳng hàng và song song với lề đường. Nên nhớ xe cách mép lề đường không quá 25 cm, khoảng cách với đuôi xe phía trước và đầu xe phía sau đảm bảo an toàn thì dừng lại.

 

Hướng dẫn cách lùi xe vào chuồng dọc

 

Bước 1: Để lùi xe vào chuồng dọc, học viên điều khiển xe tiến từ từ đến vị trí chuồng đỗ. Lái xe chạy song song sát với mép đường bên phía vị trí chuồng đỗ, cách mép đường khoảng 20 cm. Khi vai người lái ngang với mép chuồng thì dừng xe lại.


Bước 2: Học viên đánh hết lái sang phải. Quan sát gương chiếu hậu trái khi nào thấy điểm giữa trong gương thẳng hàng với điểm giữa cửa chuồng thì trả lái và kết hợp rà phanh để xe dừng lại. Nếu hoàn thành tốt bước này, thân xe sẽ tạo với mép đường một góc lệch khoảng 45 – 60 độ, góc trái đuôi xe cách mép đường 1,5 – 2 m.

 

Bước 3: Cách lùi chuồng dọc dễ nhất chính là chuyển số lùi rồi đánh lái sang trái khoảng 1,5 vòng, từ từ cho xe lùi vào chuồng. Liên tục quan sát gương chiếu hậu trái, khi nào thấy đuôi xe chạy qua cửa chuồng khoảng 30 cm thì nhìn sang gương chiếu hậu phải cũng sẽ thấy được đuôi xe chạy qua cửa chuồng. Lúc này từ từ trả thẳng lái, lưu ý cách trả thẳng lái khi lùi xe nhanh hay chậm sẽ tuỳ vào việc quan sát hai gương xem xe lùi thẳng hay chưa.

 

 

5. Kinh nghiệm lùi xe an toàn cho người mới

 

Đỗ xe song song hay lùi chuồng là một trong những kỹ năng làm khó người lái, nhất là với người lái chưa có kinh nghiệm. Theo kinh nghiệm lùi xe vào chuồng trong trường hợp này thì cài số lùi là một giải pháp. Tuy nhiên làm sao có thể kiểm soát tốt khi lùi xe? Cách tiến xe vào chuồng dễ nhất cho người mới ra sao?

 

Dừng xe, bật đèn cảnh báo và cài số lùi

 

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện để lùi xe an toàn. Khi xe đã dừng hoàn toàn thì đồng thời nhấn phanh, vào số lùi và bắt đầu lùi xe.

 

Mỗi xe sẽ có cách vào số lùi khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là dù lái xe số sàn hay xe tự động thì cần đạp phanh trong suốt quá trình thực hiện bước đầu tiên này. Dừng xe, bật đèn cảnh báo và cài số lùi.

 

Mở đèn cảnh báo khi chuẩn bị lùi chuồng
Mở đèn cảnh báo khi chuẩn bị lùi chuồng

 

Chỉnh gương

 

Chỉnh gương chiếu hậu giúp lái xe có tầm quan sát phía sau hợp lý hơn ở mỗi trường hợp cần lùi cụ thể. Những lái xe kinh nghiệm có thể không cần chỉnh lại gương, nhưng với tài xế mới thì việc làm này rất cần thiết.

 

Chỉnh gương lại để có góc nhìn toàn diện nhất
Chỉnh gương lại để có góc nhìn toàn diện nhất

 

>>> XEM NGAY mẹo thi sa hình b2 chuẩn nhất để biết được những kinh nghiệm, hướng dẫn cụ thể giúp bạn dễ dàng hơn trong phần thi sát hạch nhé!

Nhiều người có thói quen gập thấp gương bên phía khách để quan sát được vệt bánh xe cuối cùng. Người quen xe có thể ước lượng chính xác kích thước của xe, từ đó không phải chỉnh gương quá nhiều.

 

Quay đầu để quan sát rõ nếu cần thiết

 

Đây luôn là tranh cãi lớn nhất khi lùi xe dù là tài già hay tài non, chỉ cần nhìn vào gương chiếu hậu hay phải quay hẳn đầu trở lại để quan sát? Quay đầu lại tài xế sẽ có góc quan sát thuận mắt và thật hơn khi nhìn qua gương, nhưng điều đó có thực sự cần thiết?

 

Thực tế, nếu nhìn qua gương chiếu hậu trong xe và thấy cửa kính hậu thường là cách để tài xế ước lượng xem xe đã sát vách chưa. Quan sát theo cách này chỉ phù hợp khi tài xế ước lượng tốt kích thước của xe.

 

Hướng dẫn cách lùi xe vào chuồng b2 cho người mới học lái xe ô tô
Hướng dẫn cách lùi xe vào chuồng b2 cho người mới học lái xe ô tô

 

Một thực tế là gương chiếu hậu ngoài (đặc biệt là bên phụ) là gương lồi và thường đi kèm dòng cảnh báo “khoảng cách trong gương giữa các vật thể xa hơn so với thực tế bên ngoài (objects in mirror are closer than they appear)”, có nghĩa chiếc xe đi sau có khoảng cách thực tế gần hơn so với khoảng cách nó hiển thị trên gương, để người lái không chủ quan. Gương chiếu hậu trong thường là gương phẳng nên phản ánh đúng khoảng cách. Do đó, việc dùng gương nào là thói quen của mỗi người khi đã có kinh nghiệm.

 

Chỉ nhìn qua gương hay quay hẳn đầu lại có tác dụng như nhau nếu tài xế đã ước lượng được khoảng cách thực tế, tuy nhiên chỉ ngồi và liếc gương chắc chắn đỡ vất vả hơn cho tài xế.

 

Lái chậm

 

Theo kinh nghiệm học lái xe ô tô của các học viên đi trước thì số lùi là số khỏe nhất trong hộp số trên hầu hết các xe, do đó dù bạn nhả côn hay đạp ga (nhả phanh đối với hộp số tự động) cùng một mức như nhau nhưng số lùi luôn luôn chạy nhanh hơn so với số một. Bên cạnh đó thì khi lùi xe, bạn nên đi với tốc độ chậm để quan sát tốt và phản ứng kịp thời hơn.

 

Tiến bám lưng, lùi bám bụng

 

Đây là khẩu quyết mà trường đào tạo lái xe ô tô thường chỉ dạy cho học viên khi bắt đầu học lái, phải tiến và lùi ở đường chữ S hoặc đường zích zắc. Tức khi tiến phải bám vào bên cua rộng hơn, ví dụ cua trái thì bám phải, cua phải bám trái. Ngược lại, lùi phải bám phải và lùi trái bám trái.

 

Nguyên tắc cần nhớ là tiến bám lưng, lùi bám bụng
Cách tiến xe vào chuồng dễ nhất theo nguyên tắc tiến bám lưng, lùi bám bụng

 

>>> Bạn đã nắm trong tay trình tự lùi xe vào chuồng chưa? Vậy thì hãy THAM KHẢO ngay khóa học lái xe b2 để nhận được những ƯU ĐÃI hấp dẫn vào dịp cuối năm mà bạn KHÔNG THỂ bỏ qua nhé!

Một cách hình tượng có thể coi khúc cua giống như cô gái co người nằm nghiêng (quay phải hoặc quay trái), lưng cô gái chính là mép rộng ngoài, bụng là mép hẹp trong. Khi tiến cần bám theo lưng cô gái, nghĩa là căn xe theo mép ngoài để tạo không gian phía bụng, tránh bị quẹt sườn xe. Ngược lại khu lùi cần bám theo bụng, để tạo không gian phía lưng không bị quẹt đầu.

 

Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã tổng hợp lại về cách lùi xe vào chuồng. Hy vọng những thông tin của Học Thi Lái Xe Ô Tô sẽ giúp các bạn hoàn thiện hơn kỹ năng lùi xe vào chuồng dọc, ngang của mình khi tham gia giao thông.

593
SHARES

Đăng ký tư vấn

1Thông tin cá nhân

2Lựa chọn dịch vụ








3Hoàn tất đăng ký

Tìm kiếm bài viết

Fanpage

Đăng ký tư vấn

DMCA.com Protection Status
Zalo
Thi thử
Zalo