Tìm hiểu về côn xe ô tô và tác dụng của côn xe ô tô
Trước khi bắt đầu học lái xe số sàn chúng ta cần phải nắm được cách sử dụng cũng như hiểu được tác dụng của côn xe ô tô. Để điều khiển thành thạo bộ ly hợp này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và lưu ý một số thông tin sau.
Chân côn xe ô tô là gì? Cấu tạo côn xe ô tô
Chân côn xe ô tô là bộ phận tương đối quan trọng làm nhiệm vụ kết nối giữa bánh xe với cầu chủ động và động cơ hộp số giúp bánh xe hoạt động hay dừng nghỉ mượt mà. Bên cạnh đó chân côn xe ô tô còn giúp kiểm soát cơ chế ngắt nối bánh xe với động cơ. Do đó nếu con xe bị hư sẽ ảnh hưởng đến việc điều khiển xe hoặc xe có thể không hoạt được.
Cấu tạo của bộ ly hợp xe ô tô được cấu tạo từ 4 bộ phận chính đó là vòng bi đầu trục, bi cắt ly hợp, xylanh cắt ly hợp, đĩa cắt ly hợp và còn có thêm bộ phận khác như bi mở và càng nhả ly hợp.
Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô
Thao tác đạp côn có tác dụng ngắt mô men, còn thao tác nhả côn xe tương tự như việc truyền mô men thông qua bánh đà. Bánh đà gồm 2 trục là một trục quay nối với động cơ được và trục còn lại được nối với bánh xe.
Khi nhả côn xe đồng nghĩa với việc đóng ly hợp, lúc này 2 bánh đà ép sát chặt chẽ vào nhau tạo lực ma sát làm cho trục kia quay theo. Do đó khi bánh xe bắt đầu chuyển động thì bánh đà cũng bắt đầu quay theo động cơ.
Khi bạn thao tác đạp côn (ngắt ly hợp), lúc này 2 bánh đà tách rời nhau đồng nghĩa với việc chỉ trục động cơ quay còn trục còn lại không quay. Do đó khi bạn đạp chân côn thì cần liên động tác động đến càng nhả ly hợp làm cho lò xo bên dưới bánh đà bị nén lại tạo áp lực đẩy đĩa ép nhả ra. Khi đó mô men không được truyền tới hộp số sẽ bị ngắt lập tức.
Như vậy có thể thấy nguyên lý hoạt động cơ bản của côn xe ô tô cơ bản được thực hiện thông qua 2 trạng thái bánh đà ép sát và tách rời hay còn gọi là truyền động và ngắt động. Tuy nhiên, thực tế thì cấu tạo và hoạt động của côn xe khá phức tạp và nhiều chi tiết hơn rất nhiều lần.
Tác dụng của côn xe ô tô
Khi động cơ hoạt động, trục khuỷu động cơ sẽ thực hiện quay liên tục vì thế nếu động cơ mà được kết nối trực tiếp với các cầu dẫn động thì xe sẽ luôn được di chuyển và không thể dừng lại khi động cơ không còn hoạt động. Vì thế mà xe cần có một hệ thống trung gian giúp ngắt truyền từ động cơ để xe có thể tạm ngừng mà không phải tắt máy xe. Do đó bộ phận ly hợp hay bộ phận côn xe được ra đời để thực hiện nhiệm vụ này, chúng có tác dụng giúp ngắt truyền động để xe có thể dùng lại hay giúp tăng giảm số trong khi động cơ đang hoạt động.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng chân côn
Chân côn xe ô tô khi đạp bị nặng: Nguyên nhân do cơ cấu cơ khí của chân côn bị khô do không được bảo dưỡng lâu ngày hoặc do họng hút và bướm ga bám bẩn cần phải làm vệ sinh.
Chân côn xe bị thấp: đây là hiện tượng khi bạn cần đạp chân côn gần hết hoặc đạp hẳn xuống sàn xe mới vào được số. Đây có thể do côn và bàn ép ly đã bị mòn. Vì thế bác tài cần điều chỉnh lại độ dịch chỉnh tự do của chân côn hoặc thay mới phụ tùng côn xe..
Kẹt chân nhấn ga ô tô: đây là lỗi khiến chân ga không phản hồi khi bạn đạp chân ga. Nguyên nhân có thể đến từ họng hút bướm ga bị gỉ sét hoặc hư nên chân ga mất khả năng phản hồi. Lúc này cần tháo hết phần cơ khí của chân ga để sửa chữa ngay vì kẹt chân ga rất dễ dẫn đến các tai nạn giao thông .
Đạp côn bị rung: khi bác tài nhấn nhẹ chân bàn đạp thấy có hiện tượng rung lắc và khi nhấn chân mạnh hơn thì bàn đạp không bị rung nữa. Nguyên nhân do đĩa ly hợp đã bị lắp sai lệch và dẫn đến mòn bộ ly hợp. Lúc này bạn nên đưa xe đi bảo trì và chỉnh lại đĩa ly hợp cho đúng.
Đạp côn có tiếng kêu thì có thể do vòng bị T đã hư hỏng hoặc bị khô và mòn. Lúc này cần thay vòng bi T hoặc tra thêm mỡ bôi trơn để côn xe hoạt động bình thường trở lại.
Xe lên dốc bị yếu, ì ạch khi tăng tốc có thể do nguyên nhân đến từ mô men động cơ không truyền được tới bánh xe do côn xe bị trượt dẫn đến việc đĩa ma sát bị hoặc nguyên nhân có thể đến từ hộp số. Đối với trường hợp côn bị trượt bạn cần phải đem xe đi bảo trì và kiểm tra hộp số, ổ bi, bánh đà, v.v để sửa chữa phù hợp.
Cách sử dụng chân côn đúng cách
Dưới đây là cách sử dụng chân côn chuẩn trường lái, các bạn tham khảo thử nhé:
Bước 1: Đầu tiên bạn sử dụng chân đạp hết côn xe sau đó thực hiện trả về số 1. Dẫm nhẹ chân ga lên từ từ. Bạn cần lưu ý quan sát kỹ xung quanh trước khi đạp chân côn nhé.
Bước 2: Nhả chân côn xe từ từ khoảng ⅔ phanh để đĩa hợp ly ma sát tiếp xúc với bánh đà
Bước 3: Tiếp tục nhả thêm ⅓ hành trình chân côn xe còn lại để đẩy lực mô men truyền động đến bánh đà giúp xe di chuyển ổn định.
Bước 4: Khi muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe, bạn thả chân ra khỏi bàn đạp ga và đạp chân phanh xuống. Khi xe bắt đầu giảm tốc bạn thực hiện đạp hết côn xe và nhấn nhẹ phanh xe để xe được dừng lại hẳn.
Lưu ý khi sử dụng côn xe ô tô an toàn
Khi lái xe ở số 1, người lái cần nhả côn từ từ để tránh tình trạng xe bị giật mạnh hoặc chết máy. Khi lái xe ở số 2 trở lên thì có thể nhả chân côn nhanh hơn.
Không để gót chân đặt hẳn xuống sàn xe. Bạn hãy dùng mũi bàn chân trái đạp xuống sàn, 2 tay giữ vô lăng, mắt nhìn thẳng phía trước.
Khi xe đang di chuyển, chúng ta bỏ hẳn chân ra khỏi bàn đạp côn để hạn chế các tác động xấu ảnh hưởng đến một số bộ phận trong hợp ly hơn nữa cũng giúp người lái đỡ mỏi chân.
Trong lúc xe được dừng tạm thời như khi dừng đèn đỏ chẳng hạn, người lái nên thực hiện trả số và nhả côn. Chú ý trong trường hợp dừng xe tạm thời không nên đạp côn và đề số vì có thể dẫn đến chết máy xe.
Điều cuối cùng bạn nên luyện tập thật nhiều các thao tác nhả côn, đạp côn thật thành thạo trước khi cầm lái xe để đảm bảo lái xe an toàn.
Bài viết trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến côn xe hơi, hy vọng đã giải đáp được phần nào cho cầu hỏi côn xe ô tô là gì? cũng như tác dụng của bộ ly hợp và nguyên lý hoạt động của chúng. Đồng thời các bạn cần ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng côn xe đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường nhé.