Những điều cần biết về giấy phép lái xe B1

Những điều cần biết về giấy phép lái xe B1

Những điều cần biết về giấy phép lái xe B1

Những điều cần biết về giấy phép lái xe B1

Những điều cần biết về giấy phép lái xe B1
Những điều cần biết về giấy phép lái xe B1
Những điều cần biết về giấy phép lái xe B1

Giấy phép lái xe B1 là một trong những giấy tờ cần thiết với những người điều khiển xe oto. Theo quy định của Nhà nước, có một số vấn đề liên quan đến bằng lái xe B1 mà người dân cần nắm rõ để đảm bảo việc đăng ký thi, thi cũng như sử dụng đúng cách. Thông tin cụ thể được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây.

 

Để có thể điều khiển xe ôtô đi trên đường, người lái cần có giấy phép lái xe B1
Để có thể điều khiển xe ôtô đi trên đường, người lái cần có giấy phép lái xe B1

 

Giới thiệu về giấy phép lái xe b1

Giấy phép lái xe b1 còn được gọi là bằng lái xe B1 là loại giấy tờ do Cơ quan chức năng có thẩm quyền cung cấp cho chủ phương tiện giao thông điều khiển xe ô tô. Loại giấy phép này được chia thành 2 loại gồm: Giấy phép lái xe tự động và giấy phép lái xe số sàn. Với những người có bằng lái xe B1 số tự động, họ không được phép lái xe số sàn tuy nhiên, người có bằng B1 xe số sàn lại được phép lái xe số tự động. Đây là một trong những điều đặc biệt mà người thi bằng lái xe B1 cần chú ý.

Cũng liên quan đến giấy phép lái xe B1, tại khoản 6, Điều 16 Thông tư 12/2017/BGTVT cũng đã nêu rõ các loại xe mà người điều khiển có bằng B1 xe số tự động với người không hành nghề lái xe được phép lái. Cụ thể như sau:

  • Xe oto số tự động chở người dưới 9 chỗ (bao gồm cả ghế ngồi của người lái)
  • Xe ô tô tải (bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng) số tự động có trọng tải dưới 3.500kg
  • Xe ô tô dùng cho người khuyết tật

Đối với người có bằng lái xe B1 không hành nghề lái xe có thể điều khiển các loại xe sau:

  • Xe oto chở người dưới 9 chỗ (kể cả ghế lái)
  • Xe ô tô tải (bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng) có trọng lượng dưới 3.500kg
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500kg

Với các điều khoản quy định này, người đã được cấp giấy phép lái xe b1 cần tuân thủ nghiêm ngặt, chỉ được phép lái loại xe thuộc danh mục trên, mọi trường hợp lái xe không đúng quy định đều bị xử phạt.

 

Giấy phép lái xe B1 được chia thành 2 loại gồm bằng lái xe B1 số sàn và bằng lái xe B1 số tự động
Giấy phép lái xe B1 được chia thành 2 loại gồm bằng lái xe B1 số sàn và bằng lái xe B1 số tự động

 

Điều kiện để được cấp giấy phép lái xe B1

Cũng liên quan đến giấy phép lái xe B1, Trong bộ Luật Giao thông đường bộ cũng đã đưa ra hướng dẫn chi tiết về điều kiện để được cấp bằng lái xe B1. Cụ thể, tại điểm b, khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 7 thuộc Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định về độ tuổi, sức khỏe cũng như kiến thức về luật giao thông đường bộ của người được cấp bằng lái xe B1 như sau:

Độ tuổi

Ngoài điều kiện để được cấp bằng lái xe B1 là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang học tập và làm việc tại Việt Nam thì người đủ điều kiện để được cấp giấy phép lái xe cần đủ 18 tuổi. Độ tuổi này được tính đến ngày dự thi sát hạch xe và ở mức “Đủ”. Đây là điều kiện bắt buộc, không chỉ áp dụng với bằng lái xe B1 mà còn áp dụng cho nhiều kỳ thi sát hạch bằng lái xe các loại bằng khác.

Sức khỏe

Người đủ điều kiện để được cấp bằng lái xe B1 cũng cần có đủ điều kiện về sức khỏe. Cụ thể, những người tham gia dự sát hạch lái xe phải là những người khỏe mạnh, không đang gặp phải một trong các tình trạng bệnh sau:

  • Người bị rối loạn tâm thần đã chưa khỏi nhưng chưa đủ 6 tháng hoặc người rối loạn tâm thần mãn tính không điều khiển được hành vi
  • Người bị động kinh/ Người bị liệt vận động từ hai chi trở lên/ Người mắc hội chứng ngoại tháp/ Người bị rối loạn cảm giác sâu/ Người bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý
  • Người có thị lực nhìn xa dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính)
  • Người bị rối loạn nhận biết 3 màu đỏ, vàng, xanh lá
  • Người bị song thị (kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính)
  • Người bị block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sang
  • Người bị suy tim độ III trở lên
  • Người mắc các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên
  • Người bị cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay/ 1 bàn chân hoặc 1 trong các chân hoặc tay còn lại không nguyên vẹn
  • Người sử dụng các chất ma túy hoặc chất có cồn vượt quá giới hạn quy định

Các quy định về điều kiện sức khỏe của người được cấp giấy phép lái xe B1 kể trên được ghi rõ trong Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Kiến thức về luật giao thông đường bộ

Kiến thức về luật giao thông đường bộ là trong những điều kiện bắt buộc mà người thi bằng lái xe tất cả các hạng đều cần có. Nắm rõ luật giao thông đường bộ không chỉ giúp người lái xe đảm bảo tuân thủ các quy định về giao thông mà còn giúp bảo vệ chính mình và những người khác cùng tham gia giao thông. Do đó, trước khi thi thực hành, tất cả những người thi bằng lái xe đều cần trải qua kỳ thi lý thuyết.

 

Có quy định cụ thể về độ tuổi đối với người tham gia thi cấp giấy phép lái xe B1
Có quy định cụ thể về độ tuổi đối với người tham gia thi cấp giấy phép lái xe B1

 

Quy trình và thủ tục cấp giấy phép lái xe B1

Hiện nay, quy trình và thủ tục cấp bằng lái xe B1 đã có một chút thay đổi, người tham gia dự thi cấp giấy phép lái xe cần chú ý về hồ sơ đăng ký, giới hạn lý thuyết cũng như các yêu cầu trong buổi thực hành thi sát hạch. 

Đăng ký thi sát hạch

Để đăng ký thi sát hạch giấy phép lái xe B1, học viên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • 02 Bản photo không cần công chứng Căn cước công dân hoặc hộ chiếu
  • 01 Bản “Đơn xin đăng ký thi sát hạch bằng lái xe oto hạng B1” (theo mẫu)
  • 01 Bản gốc Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 6 tháng
  • 03 Ảnh chân dung 3x4 phông nền xanh trong vòng 6 tháng, không đeo kính, không che lông màu, rõ mặt và 2 tai
  • 01 bản photo bằng lái xe A1, A2 chất liệu PET (nếu có)

 Tham gia lớp học lý thuyết và thực hành lái xe

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thi sát hạch bằng lái xe B1, học viên cần tham gia lớp học lý thuyết và thực hành được tổ chức tại Trung tâm đào tạo. Thời gian diễn ra khóa học kéo dài từ 3 đến 4 tháng tùy theo loại bằng B1. Cụ thể, với hạng B1 số tự động, học viên có 136 giờ học lý thuyết và 340 giờ thực hành. Với người học bằng lái xe B1 hạng số sàn, thời gian học lý thuyết là 136 giờ và thời gian học thực hành là 420 giờ.

Thi sát hạch

Để được cấp giấy phép lái xe B1, học viên cần vượt qua kỳ thi sát hạch. Đây là bước đặc biệt quan trọng. Dựa theo nội dung học, phần thi sát hạch cũng sẽ gồm 2 phần: Thi lý thuyết và thi thực hành. Học viên đạt điểm sẽ đủ điều kiện cấp bằng, ngược lại, người thi trượt sẽ phải thi lại phần không đạt cho đến khi đủ điểm.

Sau khi đỗ thi sát hạch bằng lái xe B1, học viên sẽ được lấy bằng sau 20-30 ngày tính từ ngày hoàn thành thi. 

 

Thi sát hạch là phần thi cuối cùng trong quy trình cấp giấy phép lái xe B1
Thi sát hạch là phần thi cuối cùng trong quy trình cấp giấy phép lái xe B1

 

Kiến thức cần thiết để thi sát hạch lái xe B1

Bài thi lý thuyết trong kỳ thi sát hạch giấy phép lái xe B1 có 600 câu hỏi thuộc nhiều nội dung khác nhau, để đảm bảo đủ điểm của kỳ thi, người học cần nắm rõ nội dung ở tất cả các mục. Những kiến thức này đều được nêu trong tài liệu lý thuyết học lái xe B1. Các nội dung được đề cập tới gồm có:

Luật giao thông đường bộ

Luật giao thông đường bộ Việt Nam được in thành văn bản, lưu thông rộng rãi, tuy nhiên, các kiến thức được đề cập trong phần thi sát hạch giấy phép B1 chỉ có một phần trong đó. Giáo viên giảng dạy sẽ đưa ra kiến thức liên quan mà học viên cần lưu ý.

Các quy tắc và biển báo giao thông

Các quy tắc và biển báo giao thông là mục nội dung quan trọng mà người học thi bằng lái xe cần nhớ rõ. Những quy tắc này không chỉ là lý thuyết mà được áp dụng trực tiếp trong suốt quá trình điều khiển phương tiện giao thông về sau.

Kỹ thuật lái xe

Kỹ thuật lái xe an toàn, lái xe đúng quy định là những điều mà học viên sẽ được giáo viên đưa ra. Những nội dung này cũng có trong bài thi sát hạch.

Các tình huống phát sinh khi lái xe

Đi kèm với lý thuyết là các câu hỏi về tình huống, những câu hỏi này chiếm một phần không hề nhỏ trong bài thi sát hạch, do đó, học viên cũng cần được học và ôn luyện đầy đủ.

 

Giấy phép lái xe B1 có thời hạn 10, chủ sở hữu cần gia hạn trước khi giấy hết hạn
Giấy phép lái xe B1 có thời hạn 10, chủ sở hữu cần gia hạn trước khi giấy hết hạn

 

Sau khi cấp giấy phép lái xe B1

Mặc dù đã được cấp giấy phép lái xe B1 nhưng bản thân người điều khiển phương tiện giao thông cũng cần biết rõ các điều kiện sử dụng cũng như hành vi có thể bị tước giấy phép. Cụ thể như sau:

Điều kiện để sử dụng giấy phép lái xe B1

Giấy phép lái xe B1 phải còn nguyên vẹn, là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, mọi loại bằng B1 giả đều bị thu hồi và áp dụng các hình phạt theo quy định.

Như đã đề cập ở trên, bằng lái xe B1 được chia thành 2 loại, người có bằng B1 số sàn được phép lái xe số tự động nhưng người có bằng B1 xe số tự động không được phép lái xe số sàn. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng mà người sử dụng giấy phép B1 cần nhớ rõ.

Một điều kiện khác dành cho người dùng bằng lái xe B1 liên quan đến độ tuổi. Cụ thể, giấy phép B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe là nữ trên 45 tuổi và nam trên 50 tuổi thì giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng 10 năm.

Các hành vi vi phạm khi sử dụng giấy phép lái xe B1

Bất kỳ người điều khiển phương tiện giao thông nào cũng cần mang theo giấy phép lái xe khi đi trên đường, điều này áp dụng cả với bằng lái xe B1. Nếu bạn không mang bằng sẽ bị xử phạt từ 200 đến 400 đồng.

Bất kỳ lý do nào liên quan đến việc sử dụng bằng lái xe đã bị tẩy xóa hoặc không chính chủ, giấy phép không hợp lệ đều bị xử phạt tài chính hoặc tước bằng tùy theo mức độ quy định.

Quá trình gia hạn giấy phép lái xe B1

10 năm là khoảng thời gian có hiệu lực đối với giấy phép lái xe B1, sau khoảng thời gian này, bằng B1 sẽ hết thời hạn và không được phép sử dụng. Lưu ý, nếu bằng hết hạn dưới 3 tháng chỉ cần chuẩn bị hồ sơ gia hạn bình thường, không phải thi lại; nếu giấy phép hết hạn trên 3 tháng cần thi lại lý thuyết luật giao thông đường bộ; bằng hết hạn trên 6 tháng sẽ thi lại cả lý thuyết và thực hành. Do đó, cần để ý đến thời hạn trên giấy phép để đi gia hạn kịp thời.

Trên đây là các thông tin liên quan đến giấy phép lái xe B1, điều kiện cấp cũng như quá trình thi và các điều kiện sử dụng bằng. Hi vọng, bằng các dữ liệu này, những người đang có nhu cầu thi lấy giấy phép lái xe B1 sẽ có đủ kiến thức và chuẩn bị những điều tốt nhất cho chuyến đi. Để biết thêm nhiều vấn đề về khóa học và thi sát hạch lấy bằng C, bạn đọc có thể liên hệ Trung tâm Đào tạo Lái xe Miền Nam để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhé!

 
745
SHARES

Đăng ký tư vấn

1Thông tin cá nhân

2Lựa chọn dịch vụ








3Hoàn tất đăng ký

Tìm kiếm bài viết

Fanpage

Đăng ký tư vấn

DMCA.com Protection Status
Zalo
Thi thử
Zalo