Muốn Lái Xe Buýt, Xe Khách Thì Cần Có Bằng Lái Xe Nào?
Hiện tại, xu hướng phát triển của xã hội hiện đại đang hướng tới phương tiện di chuyển công cộng. Vì vậy nhu cầu về tài xế hành nghề lái xe phục vụ cho cộng đồng đang tăng cao. Dự kiến bùng nổ trong thời gian vào năm 2022. Thế muốn lái xe buýt thì cần có bằng lái xe nào? Lái xe khách giường nằm cần bằng gì?
Mỗi ngày có hàng ngàn tuyến xe công cộng luôn tấp bật để phục vụ nhu cầu đi lại cho mọi người. Xã hội không ngừng phát triển, đòi hỏi con người luôn chọn cho mình sự tiện lợi. Thế nên nhu cầu học bằng lái xe buýt, bằng lái xe khách đang chiếm ưu thế. Cùng Học Thi Lái Xe Ô Tô tìm hiểu nhé!
Xe buýt vẫn được mệnh danh là "hung thần đường phố" mà ai nghe cũng sợ khiếp. Thế nhưng để có thể ngồi chiếc ghế lái xe ấy cần phải có bằng lái xe hạng cao và có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề lái.
>>> THAM KHẢO NGAY: Các loại khóa học đào tạo lái xe tải hạng C thịnh hành để tham gia ngành nghề giao thông vận tải, giúp bạn trở thành tài xế lái xe chuyên nghiệp hoặc khởi nghiệp kinh doanh vận tải.
Vậy muốn hành nghề lái xe công cộng cần bằng lái gì? Xem ngay những quy định về bằng lái xe buýt và xe khách giường nằm ở dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Mới đây, Tổng Cục Đường Bộ VN đã đưa ra những quy định bắt buộc dành cho các tài xế xe buýt và xe khách giường nằm liên quan đến GPLX để có thể đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Lái xe 24 chỗ, 30 chỗ cần bằng gì? Dựa trên những quy định về giấy phép lái xe hạng D quy định bằng lái xe hạng D có thể điều khiển những loại xe từ 10-30 chỗ ngồi, tính cả ghế của tài xế… thì không có quy định nào về số chỗ đứng giành cho hành khách.
Chính vì lỗ hổng này mà rất nhiều doanh nghiệp vạn tài xe buýt đã bố trí số ghế ngồi trên xe bus thấp hơn 30. Nhưng tổng số người mà xe buýt có thể trở quá 30 người để có thể sử dụng GPLX hạng D.
Dựa trên những bất cập đó, ảnh hưởng đến ATGT đường bộ mà Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam đã quyết định đưa ra những quy định giành riêng cho cho các Doanh nghiệp vận tải bằng xe buýt.
Quy định này giúp phân loại GPLX ô tô phù hợp giành cho tài xế xe buýt thông qua việc đối chiếu kích thước xe buýt với kích thước các loại xe khách chỉ xếp ghế ngồi cùng loại, kích thước.
Quy chuẩn về xe thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng D là xe khách có từ 24-30 chỗ ngồi, dài 6,2 – 7,5 m, rộng 2-2,5 m, cao 3,1-4,5 m.
Vậy lái xe giường nằm cần bằng gì? Quy định về bằng lái xe ô tô giành cho xe giường nằm cũng giống như trên để tài xế có thể lựa chọn thi loại GPLX phù hợp.
TC ĐBVN cũng đã gửi thông báo đến sở GTVT yêu cầu các DN kinh doanh vận tải xe khách, lái xe buýt thực hiện đúng theo quy định trên đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Vậy đặc thù hoạt động của xe buýt thành phố, mật độ giao thông cao đòi hỏi lái xe phải có khả năng điều khiển xe trên 30 chỗ ngồi. Thế nên, một số sở GTVT trong đó có TP HCM, Hà Nội đã yêu cầu lái xe buýt phải có GPLX hạng E. Đây chính là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: "Lái xe buýt cần bằng gì?".
Nêu nhiều tồn tại trong nâng hạng lái xe, ông Hùng cho rằng, lái xe từ hạng B đến hạng C được đào tạo bài bản, chặt chẽ nhưng khi nâng hạng bằng lái xe khách theo quy định lại bị buông lỏng.
Sau khi đủ tuổi, người học bổ túc mấy buổi là được nâng lên hạng D (lái xe dưới 30 chỗ ngồi), hạng E (lái xe trên 30 chỗ ngồi).
Thực tế rằng điều kiện để trở thành một lái xe kinh doanh vận tải khách chỉ là phụ đạo mà không được đào tạo bài bản, có kỹ năng lái xe chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
Phương tiện ngày càng hiện đại, lớn và dài hơn như xe limousine, nhưng chương trình đào tạo vẫn vậy, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp không được bổ sung rèn giũa thêm thì sao không xảy ra tai nạn.
Trước thực trạng trên, mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã yêu cầu Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam nghiên cứu bổ sung quy định nhằm nâng cao tiêu chuẩn, yêu cầu đối với người được cấp bằng lái xe khách, xe buýt.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Mạnh cho rằng, trên cơ sở giáo trình đã có, cần sớm bổ sung, sửa đổi, siết chặt những quy định một cách chặt chẽ hơn.
Từ đó, trở thành bộ giáo trình dành riêng cho đào tạo lái xe kinh doanh vận tải với quy trình đào tạo tương tự như đào tạo bằng C thay vì chỉ đào tạo nâng hạng. “Cần cụ thể hóa bằng quy định mang tính pháp quy vai trò, đạo đức của lái xe trong đảm bảo ATGT, trong đào tạo, sát hạch cấp GPLX và xử lý lái xe vi phạm”, ông Mạnh nói.
Vậy nên, không chỉ phổ biến rõ quy định lái xe khách cần bằng gì mà cần nâng cao chất lượng đào tạo đối với các tài xế lái xe khách.
>>> XEM NGAY: Các thủ tục và điều kiện cần thiết để Nâng dấu giấy phép lái xe lên hạng E dành cho các tài xế lái xe chuyên nghiệp ngay tại TP HCM.
Vậy là bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi "Tài xế xe khách, xe buýt chạy bằng gì?" Mọi chi tiết thắc mắc về các khóa học đào tạo lái xe và nâng dấu giấy phép lái xe của chúng tôi xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi thông tin bài viết bằng lái xe buýt của Học Thi Lái Xe Ô Tô!!!