Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mới nhất
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mới nhất
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mới nhất

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe trong những năm gần đây đã tăng một cách đáng kể nhằm kiểm soát gắt gao vấn đề uống bia rượu nhưng vẫn tham gia lái xe. Vậy trong năm 2023 mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe là bao nhiêu? Tất cả sẽ được liệt kê trong bài viết dưới đây. 

 

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe 2023 là bao nhiêu?
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe 2023 là bao nhiêu?

 

Mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?

Mức phạt nồng độ cồn với xe máy 

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)
  • Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)
  • Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)
  • Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)
 

Mức phạt nồng độ cồn với ô tô

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)
  • Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)
  • Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)
  • Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)
 

Mức phạt nồng độ cồn với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)
 
Đối với từng mức độ cồn trong cơ thể và loại xe điều khiển mà có mức phạt khác nhau, có thể lên đến 18 triệu đồng
Đối với từng mức độ cồn trong cơ thể và loại xe điều khiển mà có mức phạt khác nhau, có thể lên đến 18 triệu đồng

 

Hậu quả của việc vi phạm quy định nồng độ cồn trên đường

Uống rượu bia khi tham gia giao thông làm tăng nguy cơ gây tai nạn

Hậu quả đầu tiên và cũng là đáng trách của việc uống rượu bia khi lái xe là gây nên tai nạn. Bất kể nồng độ cồn trong máu bạn cao hay thấp, việc điều khiển phương tiện sau khi uống bia rượu là hành động vô cùng nguy hiểm không chỉ cho bạn mà còn những người xung quanh. Rượu, bia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh trung ương, gây ra: Ảo giác, mất tập trung, suy giảm khả năng điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể: 

  • Phản xạ chậm hơn bình thường: Chất cồn sẽ khiến quá trình xử lý thông tin chậm hơn kéo theo phản xạ có điều kiện theo đó cũng suy giảm, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi có tình huống bất ngờ xảy ra. 
  • Giảm sự tập trung: Nếu trong cơ thể có nồng độ cồn, khả năng tập trung của bạn sẽ giảm đi rất nhiều vì lúc đó đầu óc mơ màng và đau nhức, dẫn đến nguy cơ gây ra va chạm rất cao.
  • Giảm tầm nhìn: Chất cồn làm cho khả năng tập trung và thị lực của bạn giảm sút đáng kể và bạn sẽ không thể điều khiển được mắt mình. Thị lực suy giảm kéo theo hệ lụy là phán đoán không chính xác, không nhìn thấy rõ các vật cản,… là những nguyên nhân cho những vụ tai nạn thương tâm. 
 

Uống rượu bia khi lái xe làm tăng gánh nặng cho toàn xã hội

Không chỉ tác động tiêu cực đến chính bản thân người lái và những người vô tội xung quanh mà hậu quả của việc uống rượu bia khi lái xe còn làm tăng gánh nặng cho toàn xã hội, cụ thể:

  • Kinh tế bị thiệt hại nặng nề: Nhà nước sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc cho việc sửa chữa các phương tiện cũng như tu bổ hạ tầng giao thông khi những vụ tai nạn hay va chạm xảy ra do người lái có nồng độ cồn trong người. 
  • Nhân lực sản xuất bị ảnh hưởng: Phần lớn những người bị tai nạn giao thông do bia rượu thường đang trong độ tuổi lao động, thậm chí là trụ cột chính trong gia đình. Khi gặp tai nạn, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều làm suy giảm/mất khả năng lao động, hoạt động sản xuất theo đó mà cũng bị ngưng trệ do thiếu hụt nhân lực. Đó còn chưa kể đến trường hợp không thể bảo toàn tính mạng hậu tai nạn. 
  • Gia tăng gánh nặng cho gia đình: Tai nạn giao thông trực tiếp làm giảm thậm chí cướp đi khả năng lao động bình thường của một người khỏe mạnh khiến thu nhập bị giảm sút hoặc quay về không. Chưa kể số tiền phải chi trả cho những thương tật trên khiến cho người bị tai nạn bỗng dưng trở thành gánh nặng cho cả gia đình và toàn xã hội.
 
Hậu quả của việc vi phạm quy định nồng độ cồn trên đường là vô cùng nghiêm trọng
Hậu quả của việc vi phạm quy định nồng độ cồn trên đường là vô cùng nghiêm trọng

 

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không? 

Việc tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn được thực hiện theo quy định chung về tạm giữ phương tiện tại Điều 125, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, thời hạn tạm giữ xe vi phạm nồng độ cồn là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn này được tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ xe có thể bị kéo dài hơn trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: Thời hạn tạm giữ xe không quá 10 ngày làm việc;
  • Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: Thời hạn tạm giữ xe không quá 01 tháng;
  • Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ: Thời hạn tạm giữ xe không quá 02 tháng.
 
Việc tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn được thực hiện theo quy định chung về tạm giữ phương tiện tại Điều 125, Luật Xử lý vi phạm hành chính
Việc tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn được thực hiện theo quy định chung về tạm giữ phương tiện tại Điều 125, Luật Xử lý vi phạm hành chính

 

Kết luận

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe có tăng lên bao nhiêu cũng không thể so bì được với ý thức tham gia giao thông của mỗi người. Việc tuân thủ và chấp hành tốt luật giao thông đường bộ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu học luật và tham gia lái xe an toàn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Trung tâm đào tạo lái xe miền Nam qua hotline 0815 66 33 77 - 08 1900 0516 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

 
745
SHARES

Đăng ký tư vấn

1Thông tin cá nhân

2Lựa chọn dịch vụ








3Hoàn tất đăng ký

Tìm kiếm bài viết

Fanpage

Đăng ký tư vấn

DMCA.com Protection Status
Zalo
Thi thử
Zalo