Khi lái xe tham gia giao thông, hệ thống phanh xe điện tử ABS đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn của bạn trên mọi nẻo đường. Tuy nhiên, nếu xe của bạn không được trang bị hệ thống phanh tiên tiến này bạn phải xử lý như thế nào? Trong bài viết sau đây, Trung tâm Đào tạo Lái xe Miền Nam sẽ hướng dẫn bạn những kỹ năng lái xe khi không có ABS
Giới thiệu về hệ thống phanh ABS
Hệ thống phanh ABS hay còn gọi là hệ thống phanh chống bó cứng ABS (trong đó ABS là từ viết tắt của cụm từ Anti – Lock Brake System), là hệ thống phanh đảm bảo an toàn trên xe. Đây là hệ thống phanh được điều khiển điện tử với tính năng giảm thiểu hiện tượng hãm cứng bánh xe trong các tình huống cần giảm tốc khẩn cấp. Nhờ vào hệ thống phanh ABS, xe sẽ tránh được các hiện tượng bị văng trượng song song đó hỗ trợ người điều khiển xe có thể kiểm soát được hướng lái nhanh nhất
Trên thị trường hiện nay, vẫn có nhiều dòng xe không được trang bị hệ thống phanh ABS, nên chúng rất dễ rơi vào các trường hợp bị trượt do độ bám mặt đường giảm thấp hơn mức bánh xe cho phép. Kéo theo đó là lực truyền cho bánh xe không kiểm soát được hướng lên xuống của xe dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Do đó, người tham gia lao thông cần nắm vững kỹ năng lái xe khi không có ABS để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi cùng
Làm sao phanh xe an toàn khi không có hệ thống phanh ABS
Trước khi thực hành những kỹ năng lái xe khi không có ABS trong bài viết này, bạn cần nắm vững những kỹ năng lái xe cơ bản sau để giữ an toàn khi không có hệ thống phanh ABS:
Đạp – nhả phanh theo từng nhịp
Phanh trong khoảng dưới ngưỡng tối đa
Giảm tốc, về số thấp kết hợp với phanh
Kỹ năng lái xe khi không có hệ thống phanh ABS
Thực hiện theo những kỹ năng lái xe khi không có ABS sau để đảm bảo an toàn của bản thân và người xung quanh khi tham gia giao thông:
Phân biệt giữa phanh bằng chân và phanh bằng tay
Với kỹ năng lái xe khi không có ABS này. bạn cần biết công dụng cụ thể của thắng chân và thắng tay:
Khi điều khiển phương tiện giao thông, người lái thường nhầm lẫn phanh chân và phanh tay. Phanh chân (hay còn gọi là phanh thủy lực) là một bạn đạp được lắp nói với bộ trợ lực chân không với công dụng làm giảm tốc hoặc dừng xe.
Còn phanh tay (phanh dừng/ phanh khẩn cấp) là cần gạt lắp gần cột lái. Bộ phận này sẽ nằm ở những vị trí khác nhau tùy vào thiết kế của các dòng xe. Nhưng chỉ có thể sử dụng nó khi xe đang ở tình trạng đứng yên hoặc dừng khẩn cấp
Thời điểm và cách phanh bằng chân và phanh bằng tay
Với kỹ năng lái xe khi không có ABS, người điều khiển phương tiện giao thông có thể sử dụng phanh chân khi có ý định giảm tốc hoặc dừng xe hoàn toàn khi gặp vật cản
Phanh tay tốt nhất nên dùng khi thực hiện quá trình đậu xe hoặc dừng xe khi gặp đèn giao thông (đặt số mo trong trường hợp này). Cũng có thể sử dụng phanh tay khi xe khởi hành tại địa hình dốc cao. Bộ phận này sẽ cản xe lăn về phía sau hoặc phía trước theo đường dốc
Cách đánh lái để tránh va chạm khi phanh gấp
Với kỹ năng lái xe khi không có ABS này, người tham gia giao thông cần luyện tập kỹ năng đánh lái theo thứ tự 3 bước Đánh lái nhanh – Dừng – Trả số nhanh đủ lái. Ví dụ dễ hiểu như khi xe bạn đang đi với vận tốc 50 km/h, thì có 1 xe máy bất ngờ xuất hiện cùng chiều ngã cách mũi xe 10 mét, lề lòng đường bên phải bị chiếm một khoảng bằng chiều dài xe máy. Lúc này người lái cần đánh lái gấp, tay trái đang nắm vô lăng 10h, ngay lập tức kéo xuống 8h, dừng rồi trả nhanh về 10h.
Cách tránh trượt khi phanh
Với kỹ năng lái xe khi không có ABS này, để bánh xe không trượt quá nhanh gây mất an toàn, người lái xe cần luyện tập kỹ năng phanh khẩn cấp. Với kỹ năng này, người điều khiển xe cần đạp mạnh chân ga cho đến thời điểm bạn cảm thấy bánh xe có hiện tượng trượt nhẹ, nhưng bạn vẫn kiểm soát được tay lái thì đột ngột nhả chân phanh. Đến khi xe hết trượt bạn tiếp tục lặp lại các bước trên cho tới khi xe dừng
Cách phân bố lực phanh cho từng bánh xe
Trong kỹ năng lái xe khi không có ABS , bạn cần hiểu phần lớn cấu tạo xe sẽ đặt động cơ ở phần thân trước, vì thế bánh xe trước bị tác động tải trọng lớn hơn. Vì thế khi đạp phanh, tải trọng được phân bố lại bởi tác động của lực quán tính, lực sẽ tăng ở các bánh xe trước và giảm đi ở các bánh xe sau. Vì thế, người điều khiển xe cần phải linh hoạt trong quá trình đạp phanh và nhả phân để cần bằng lực phân bổ cho từng bánh xe
Những lưu ý khi lái xe không có hệ thống phanh ABS
Khi thực hiện các kỹ năng lái xe khi không có ABS, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Luôn luôn giữ khoảng cách an toàn giữa xe mình với các xe khác
Tuân thủ theo công thức sau, khi sẽ chạy với các vận tốc:
< 60 km/h/: Là tốc độ an toàn, người lái có thể tự chủ động về khoảng cách giữa xe của mình và các phương tiện giao thông
60 km/h: Cách các phương tiện khác ít nhất 25m
60 – 80 km/h: Cách các phương tiện khác ít nhất 50m
80 – 100 km/h: Cách các phương tiện khác ít nhất 70m
100 – 120 km/h: Cách các phương tiện khác ít nhất 100m
Chú ý tốc độ và điều chỉnh tốc độ phù hợp với tình huống đường đi
Trên từng tuyến đường giao thông sẽ được quy định tốc độ tối đa, vì thế người tham gia giao thông cần chú ý để tránh những trường bị phạt hành chính. Ngoài ra, khi gặp các đường cua hoặc trời mưa giông, người lái xe cần chạy chậm hơn bình thường để đảm bảo tốc độ an toàn, tránh gặp những tình huống bất ngờ, khó xử lý
Theo dõi tình hình đường đi, tránh đánh lái, phanh gấp khi không cần thiết
Khi điều khiển xe, người lái nên tuân thủ nguyên tắc “không được lơ là dù chỉ 1s”. Tốt nhất nên quan sát gương chiếu hậu và các làn đường xung quanh theo tần suất 3 – 5 s/lần. Chỉ có thực hiện đúng nguyên tắc thì bạn mới tránh được các trường hợp bất ngờ, dẫn đến khả năng phải đánh lái phanh gấp cao, tạo nên những tình huống xấu không đáng có. Không nên lạm dụng phanh khi muốn giảm tốc
Trên đây là các kỹ năng lái xe khi không có ABS được Trung tâm Đào tạo Lái xe Miền Nam tổng hợp. Mong rằng các thông tin trên hữu ích với bạn trong quá trình tham gia giao thông!