Cao su chân máy là gì? Tác dụng của chúng trên ô tô

Cao su chân máy là gì? Tác dụng của chúng trên ô tô

Cao su chân máy là gì? Tác dụng của chúng trên ô tô

Cao su chân máy là gì? Tác dụng của chúng trên ô tô

Cao su chân máy là gì? Tác dụng của chúng trên ô tô
Cao su chân máy là gì? Tác dụng của chúng trên ô tô
Cao su chân máy là gì? Tác dụng của chúng trên ô tô

Cao su chân máy là một bộ phận quan trọng trong ô tô, chúng được thiết kế với mục đích giảm các áp lực từ tác động bên ngoài và các áp lực tải trọng cao. Dưới đây là các kiến thức chi tiết về cao su chân máy để bạn bỏ túi khi sử dụng và bảo trì xe hơi. 

 

Cao su chân máy là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của ô tô
Cao su chân máy là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của ô tô

 

Cao su chân máy là gì? Các loại cao su chân máy

Cao su chân máy là linh kiện được lắp đặt giữa động cơ xe và khung xe. Cấu tạo chính của sản phẩm là từ nguyên liệu kim loại và cao su. Hai thành phần này là thành phần chính với vai trò khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau. Đối với thành phần cao su có chức năng hấp thụ và giảm sự rung động. Còn phần kim loại lại là công cụ để chống chịu lực và các mô - men xoắn mà động cơ xe sinh ra.

Dựa trên công dụng và vị trí đặt cao su chân đến, hiện nay trên thị trường có các loại cao su chân máy như sau:

  • Cao su chân đế động cơ: gắn giữa khối động cơ và khung xe.
  • Cao su chân treo hộp số: gắn giữa hộp số và khung xe.
  • Cao su chân treo hệ thống lái: gắn giữa hệ thống lái và khung xe.
  • Cao su chân treo bình xăng: gắn giữa bình xăng và khung xe.
  • Cao su chân treo cửa: gắn giữa cửa và khung xe.

Các loại cao su chân máy khác nhau được sử dụng trong ô tô để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các bộ phận trong xe.

Thành phần cao su và kim loại cấu tạo lên cao su chân máy
Thành phần cao su và kim loại cấu tạo lên cao su chân máy

 

Đặc điểm kỹ thuật của cao su chân máy

Dưới đây là một số đặc điểm kỹ thuật chính của cao su chân máy trong ô tô:

  • Độ cứng: Độ cứng của cao su chân máy phải được lựa chọn phù hợp với từng loại xe và hệ thống động cơ cụ thể. Nếu như độ cứng quá cao sẽ làm tăng độ rung của hệ thống, trong khi độ cứng quá thấp sẽ làm giảm tính ổn định và độ bền của hệ thống.
  • Độ bền: độ bền cao để chịu được tác động từ các thành phần khác trong hệ thống động cơ và lái xe, và từ môi trường xung quanh. Độ bền phụ thuộc vào chất lượng của cao su, cấu trúc và kích thước của nó.
  • Khả năng chịu nhiệt: yêu cầu phải có khả năng chịu nhiệt từ động cơ và các thành phần khác trong hệ thống sinh ra. 
  • Khả năng giảm chấn: Cao su chân máy trong ô tô phải có khả năng giảm chấn để giảm thiểu rung động và tiếng ồn từ hệ thống động cơ và lái xe.
  • Khả năng chống dầu và chất hóa học: Một số các loại cao su gắn với bình xăng phải yêu cầu đặc tính riêng biệt là khả năng chống dầu và chất hóa học để tránh bị ăn mòn hoặc phá hủy do tiếp xúc trực tiếp.
 
Khả năng giảm rung động và chịu nhiệt tốt của cao su chân máy
Khả năng giảm rung động và chịu nhiệt tốt của cao su chân máy

 

Công dụng và lợi ích của cao su chân máy

Một linh kiện nhỏ nhắn nhưng công dụng và lợi ích của nó là vô cùng hữu ích với chiếc xe hơi của bạn.

Giảm rung động, tiếng ồn và bảo vệ hệ thống động cơ

Với sự co dãn và đàn hồi của cao su, các động cơ sẽ giảm rung động và phát ra tiếng ồn giúp bạn thoải mái và giảm mệt mỏi khi ngồi trong xe. Đồng thời sự êm ái mà cao su chân máy đem lại giúp các động cơ giảm thiểu tác động của sự rung lắc và sốc đột ngột từ các bộ phận khác. Từ đó giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất của toàn xe. Đối với các hệ thống động cơ bố trí động cơ và khung xe phía gầm, chúng còn có tác dụng trong việc giảm sự dao động của xe trên đường, tăng tính năng suất lái và giảm khả năng mất kiểm soát.

Tăng tuổi thọ và giảm chi phí sửa chữa và nguyên liệu tiêu thụ

Đi kèm với ít sự va đập, rung lắc sẽ giúp xe tăng tuổi thọ và giảm được những chi phí sửa chữa, bảo dưỡng các bộ phận khác. Đồng thời sự giảm ma sát nhờ việc co dãn, đàn hồi đã igups giảm lượng nhiên liệu hao phí cũng như khí thải của xe tỏa ra ngoài môi trường

Tăng độ an toàn

Đây là yếu tố cốt lõi và then chốt quyết định của sản phẩm. Đối với xe oto khi đang tham gia giao thông, vđi vào các ổ gà, ổ voi hay đoạn đường sóc nẩy đầy sỏi đá cũng khá quen thuộc với người tài xế. Nhờ có cao su chân máy giúp tăng độ an toàn bằng cách giảm thiểu rung động và sốc, giảm nguy cơ bị mất kiểm soát hoặc tai nạn.

Các loại caosu chân máy chất lượng cao sẽ đáp ứng an toàn của xe
Các loại caosu chân máy chất lượng cao sẽ đáp ứng an toàn của xe

 

Dấu hiệu cao su chân máy bị hư hỏng

Nếu cao su chân máy bị hư hỏng nặng, nó có thể bị nứt hoặc bị mòn, và không còn đủ sức để giữ động cơ và các bộ phận khác trong vị trí đúng đắn. Điều này rất dễ quan sát bằng mắt thường nhưng nếu để tình trạng này diễn ra tức bạn đã quá bỏ qua các chi tiết sau đây:

Rung lắc và tiếng động lạ trong khoang động cơ

Khi cao su chân máy bị hư hỏng, nó không thể đàn hồi như bình thường và không giảm thiểu được rung động và tiếng ồn của động cơ. Điều này có thể dẫn đến rung lắc và tiếng động lạ trong ô tô.

Động cơ rung mạnh hơn khi di chuyển

Nếu bạn thấy động cơ rung mạnh khi hoạt động và càng mạnh hơn nếu như đi với tóc độ cao thì bạn nên chú ý về việc bảo dưỡn gấp cao su chân máy.

Khoảng cách giữa động cơ và khung xe thay đổi rõ rệt

Khi cao su chân máy bị hư hỏng, nó không còn giữ được khoảng cách giữa động cơ và khung xe như bình thường. Điều này có thể dẫn đến sự tiếp xúc giữa các bộ phận và gây ra các vấn đề khác.

Dầu thấm ra ngoài: 

Dấu hiệu cho thấy cao su chân máy ở phần bình xăng có thể bị rách hoặc hõng dẫn đến rò rỉ dầu hoặc chất lỏng khác từ hệ thống động cơ.

 

Nhận biết các dấu hiệu hao mòn đẻ bảo dưỡng sản phẩm
Nhận biết các dấu hiệu hao mòn đẻ bảo dưỡng sản phẩm

 

Cách kiểm tra và bảo dưỡng cao su chân máy

Tiến hành thường xuyên kiểm tra quan sát cao su chân máy

Kiểm tra định kỳ để phát hiện các dấu hiệu của hư hỏng ban đầu như rách, nứt, mòn cao su để phát hiện sớm các vấn đề. Đồng thời bạn nên lắng nghe từ các kĩ thuật viên lành nghề nếu họ yêu cầu thay thế để giúp bảo vệ cho cả cao su lẫn các động cơ trong xe.

Làm sạch thường xuyên

Làm sạch cao su chân máy thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và chất bẩn khác. Điều này sẽ giúp giữ cho cao su chân máy khô ráo và tránh bị ăn mòn.

Không để ô tô quá tải

Để tránh bị hư hỏng, hạn chế quá tải hoặc chạy quá tải ô tô. Nếu bạn cần vận chuyển hàng hóa nặng, hãy tìm cách phân phối trọng lượng đồng đều trên các bộ phận của ô tô.

 

Kiểm tra và bảo dưỡng tại cơ sở có kĩ thuật chuyên nghiệp
Kiểm tra và bảo dưỡng tại cơ sở có kĩ thuật chuyên nghiệp

 

Lưu ý khi thay cao su chân máy

Để thay cao su chân máy cũng như duy trì sự ổn định và tăng tuổi thọ cho xe, bạn cần lưu ý các điều sau:

Thứ nhất, không nên tự ý thay cao su chân máy tại nhà: Bạn không nên tự ý sửa chữa và thay thế các linh kiện nói chung và cao su chân máy nói riêng. Đặc thủ sản phẩm là bộ phận nối các vị trí có sự tỏa nhiệt/chịu lực cao nên từng khớp nối cần được giữ nguyên trạng để đảm bảo sự ổn đinh của toàn bộ thân xe. Vì vậy bạn nên mang đến các garage sửa chữa cho những thợ lành nghề thực hiện. Việc tự lắp ráp không chuẩn sẽ có thể biến lợn lành thành lợn què gây giảm tuổi thọ và tốn kém chi phí không đáng có.

Thứ 2, sử dụng cao su chân máy chất lượng cao: Sử dụng cao su chân máy chất lượng cao từ các nhà sản xuất uy tín sẽ giảm nguy cơ bị hư hỏng sớm cũng như đảm bảo sự an toàn khi sử dụng.

Cao su chân máy là một bộ phận quan trọng trong hệ thống treo của ô tô, tạo ra một môi trường chắc chắn cho các hệ thống khác của xe và giảm thiểu tiếng ồn và rung động khi xe hoạt động. Việc bảo trì và thay thế cao su chân máy định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của hư hỏng trên cao su chân máy của xe, hãy đưa xe đến gara để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

745
SHARES

Đăng ký tư vấn

1Thông tin cá nhân

2Lựa chọn dịch vụ








3Hoàn tất đăng ký

Tìm kiếm bài viết

Fanpage

Đăng ký tư vấn

DMCA.com Protection Status
Zalo
Thi thử
Zalo