Sử dụng chân thắng và chân ga đúng cách là điều rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết chính xác 2 bộ phận này, nhất là đối với những người mới bắt đầu. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những cách phân biệt chân thắng và chân ga chi tiết nhất. Hãy cùng tìm hiểu để tránh mắc phải sai lầm không đáng có khi lái xe!
Vì sao cần phân biệt chân thắng và chân ga
An toàn giao thông: Chân ga và chân thắng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ và dừng xe. Nếu nhầm lẫn giữa hai chân này, bạn có thể gặp phải tai nạn hoặc không thể kiểm soát được xe trong các tình huống khẩn cấp.
Tạo sự thoải mái khi lái xe: Nếu bạn không biết phân biệt hai bộ phận này sẽ khiến cho việc điều khiển xe gặp trở ngại, bởi xe số sàn và xe số tự động có cấu tạo chân thắng, chân ga khác nhau. Từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi lái xe và có thể gây ra đau moi do tư thế, thao tác bị sai.
Tiết kiệm nhiên liệu: Sử dụng chân ga xe ô tô đúng cách sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu và gia tăng tuổi thọ của xe. Vì khi bạn sử dụng sai chân ga, động cơ của xe sẽ bị tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn cần thiết.
Tiết kiệm chi phí: Không nhận biết được chân thắng và chân ga khiến bạn thường xuyên sử dụng sai hai bộ phận này sẽ làm giảm hiệu suất xe, gây hư hỏng động cơ và hệ thống thắng. Từ đó khiến bạn tốn kém chi phí cho việc sửa chữa, bảo trì xe.
Chân thắng và chân ga là gì?
Chân thắng với chân ga là hai bộ phận quan trọng trên xe ô tô. Mặc dù về chức năng chúng có sự đối lập nhau nhưng khi sử dụng lại tương hỗ và đan xen giúp cho việc điều khiển xe thuận lợi an toàn.
Trong đó, chân thắng là bộ phận giúp người lái xe kiểm soát tốc độ và dừng xe đột ngột, đóng vai trò như một người hộ vệ đắc lực trên đường. Ngược lại, chân ga là công cụ để tăng tốc và duy trì tốc độ cho xe khi di chuyển trên đường.
Hai bộ phận chân thắng và chân ga tương hỗ lẫn nhau. Chúng đòi hỏi người điều khiển phải sử dụng một cách thông minh, linh hoạt trong các tình huống để có thể đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông xung quanh.
Cách phân biệt chân thắng và chân ga
Vị trí và chức năng khác nhau
Chân thắng và chân ga là hai bộ phận giúp điều khiển tốc độ của xe ô tô. Chân thắng dùng để dừng hoặc giảm tốc độ xe, còn chân ga dùng để tăng tốc khi di chuyển.
Vị trí của chân thắng và chân ga khác nhau tùy thuộc vào loại xe số sàn hay số tự động. Đối với xe số sàn, có ba bàn đạp từ trái sang phải là côn, thắng và ga. Trong khi đó, xe số tự động có hai bàn đạp song song nhau từ phải sang trái là thắng và ga.
Cấu tạo và hình dạng khác nhau
Chân thắng trên xe ô tô sẽ có bản rộng hơn chân ga, để giúp người lái có thể đạp phanh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ khi cần thiết. Còn chân ga sẽ có cấu tạo bản hẹp hơn nhằm giúp việc thay đổi tốc độ xe một cách nhẹ nhàng và linh hoạt.
Không chỉ vậy, chân thắng cũng cao hơn chân ga đảm bảo cho người lái có thể dễ dàng chuyển từ chân ga sang chân phanh mà không bị vướng víu. Việc đặt chân ga thấp hơn là để giúp người lái có thể duy trì vị trí đạp ga ổn định và tạo tư thế thoải mái cho quá trình điều khiển xe.
Ứng dụng và sử dụng khác nhau
Chân thắng là một phần quan trọng trong hệ thống lái xe, được sử dụng để kiểm soát tốc độ xe bằng cách giảm tốc độ hoặc dừng xe khi cần thiết. Ngoài ra, chân thắng còn giúp bảo vệ an toàn cho người lái và hành khách khi gặp phải các tình huống nguy hiểm trên đường.
Ngược lại, chân ga là một phần khác của hệ thống lái xe, được sử dụng để tăng tốc độ xe, khởi hành hoặc di chuyển xe theo ý muốn. Chân ga cũng có tác dụng tạo ra sự liên tục và êm ái cho hành trình di chuyển của xe.
Kỹ năng sử dụng chân ga và chân thắng đúng cách
Khi điều khiển ô tô, việc sử dụng chân phải để nhấn chân thắng và chân ga là vấn đề đầu tiên cần được quan tâm. Để đảm bảo an toàn khi lái xe, hãy tạo thói quen đặt gót chân phải xuống sàn sao cho thẳng với bàn đạp thắng. Đồng thời chỉ sử dụng phần gan bàn chân để di chuyển qua lại giữa 2 chân ga và thắng. Điều này giúp duy trì khả năng xử lý tốc độ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và có được sự bình tĩnh khi đối mặt với những tình huống bất ngờ.
Các bạn cần lưu ý tập thói quen “rời chân ga - rà chân thắng”. Điều này có nghĩa là khi nhấc chân ra khỏi vị trí chân ga cần lập tức đặt chân lên chân thắng để tránh rủi ro đạp nhầm chân ga thay vì chân thắng. Thói quen này sẽ giúp bạn tạo ra phản xạ tự nhiên và hạn chế rủi ro trong quá trình lái xe.
Khi điều khiển xe tham gia giao thông cần đặt yếu tố cẩn thận và tập trung lên hàng đầu. Do đó, cần tránh những việc gây phân tâm như sử dụng điện thoại, ăn uống hay làm nhiều việc khác trong lúc đang lái xe. Đặc biệt, khi lùi xe hoặc di chuyển trên những địa hình khó khăn.
Để sử dụng chân thắng và chân ga xe ô tô tốt hơn nên chọn giày đế mỏng để điều khiển. Việc chọn giày đế mỏng giúp bạn cảm nhận được lực đạp chính xác hơn, giảm thiểu tình trạng bị trượt chân. Từ đó dễ điều chỉnh tốc độ xe phù hợp với tình huống giao thông.
Những kỹ năng để tránh đạp nhầm chân ga – thắng
Việc đạp nhầm chân ga và chân thắng là một lỗi phổ biến khi mới bắt đầu học lái xe hoặc khi thay đổi xe mới. Điều này có thể gây ra rủi ro về tài sản cũng như tính mạng của bạn và những người tham gia giao thông. Do đó, hãy lưu ý các vấn đề sau để tránh đạp nhầm chân ga - thắng:
Nếu bạn không sử dụng ga, hãy chuyển chân ngay về vị trí thắng để đảm bảo lái xe an toàn hơn.
Một lời khuyên quan trọng là bạn nên tập lái xe số sàn trước khi chuyển sang lái xe số tự động. Nếu bắt đầu bằng xe số tự động luôn, hãy tập lái thật nhiều để tránh đạp nhầm chân ga với thắng, điều này sẽ gây ra hậu quả không mong muốn.
Khi bắt đầu khởi hành (cả tiến và lùi), bạn cần chỉ nới chân thắng để giúp phương tiện di chuyển ổn định. Sau đó mới xoay chân sang chân ga nếu muốn tăng tốc.
Chủ động quan sát nếu thấy chướng ngại vật từ xa, hãy chuyển chân từ bàn ga về chân thắng để tránh va chạm.
Khi lùi hoặc tiến để quay đầu trong khu vực hẹp, bạn không cần sử dụng ga mà chỉ cần đặt chân vào bàn thắng. Trong hai trường hợp trên, bạn cần đặc biệt chú ý để tránh nhầm chân ga với thắng.
Để dừng xe khi qua trạm hoặc mua vé cầu đường, bạn cần về N và đạp thắng hoặc kéo thắng tay.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể phân biệt được chân thắng và chân ga để lái xe một cách an toàn và tự tin. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hay hỗ trợ chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay với Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Miền Nam ngay nhé!