[BẬT MÍ] 5 LƯU Ý cho hội chị em phụ nữ lái xe khi MANG THAI an toàn
Phụ nữ lái xe hiện nay đang càng trở nên phổ biến. Khi lái xe chị em cần vô cùng cần thận, đặc biệt là phụ nữ có thai phải biết cách đảm bảo an toàn cho bản thân và con khi lưu thông.
Vì thế, các chị em phụ nữ lái xe khi mang thai cần lưu ý 5 điều sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và bé yêu.
Phụ nữ mang thai không phải thời điểm nào cũng có thể lái xe ô tô, đặc biệt là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Ở ba tháng đầu, phụ nữ lái xe hơi khi mang thai thường phải ngồi trong tư thế thẳng và gò bó khiến tử cung bị chèn ép, máu lưu thông khó khăn… Chưa kể các biểu hiện của ốm nghén như mệt mỏi, buồn ngủ trong ba tháng đầu cũng có thể khiến mẹ bầu lái xe không tập trung, dễ gây tai nạn.
Ba tháng cuối thì bụng cồng kềnh khiến động tác bị vướng, ít linh hoạt. Lúc này các va chạm như phanh xe cũng dễ tác động đến bụng và gây tổn thương cho thai nhi. Chân mẹ bầu cũng dễ bị chuột rút hơn vào ba tháng cuối, do vậy sẽ không an toàn khi đi xe phải thắng bằng chân.
Thời điểm thích hợp nhất để phụ nữ mang thai lái xe là từ tuần 14 đến tuần 28. Nhưng nếu các chị em đang mang thai có các triệu chứng bất thường như hay nhức đầu, chóng mặt hoặc bị chuột rút thì cũng nên dừng việc cầm tay lái nhé.
Trên mọi dòng xe ô tô đều có trang bị dây an toàn, thắt dây an toàn đúng cách là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho tất cả những người điều khiển xe ô tô. Đối với phụ nữ mang thai, việc thắt dây an toàn giúp bảo vệ người mẹ trước những tình huống phanh xe bất ngờ, tránh tình trạng phần bụng bị va đập với tay lái phía trước gây nguy hiểm cho bé.
Khi thắt dây an toàn, mẹ bầu cần chú ý:
Đầu tiên, khi lên xe cần cởi bỏ những trang phục, áo khoác cồng kềnh.
Sau đó kéo dây an toàn qua vai, xuống ngực và bụng. Lưu ý phần cố định của dây đai phải đặt ở hông và dưới vòng bụng bầu thay vì đặt ngang bụng.
Kéo dây sao cho đủ độ căng và phẳng theo đường cong của bụng. Không được đặt đai vai ở dưới cánh tay hoặc phía sau vì như vậy có thể khiến bạn bị thương tích nếu không may xảy ra tai nạn.
Trước khi lái xe, thai phụ cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho thích hợp để không bị gò bó, mỏi lưng mà vẫn đảm bảo thoải mái đạp chân ga, phanh. Khoảng cách lý tưởng từ chỗ ngồi đến tay lái là 10 inch để bảo vệ bụng khi túi khí bung ra.
Nếu có thể điều chỉnh vô-lăng thì các chị em nên chuyển tâm của vô lăng ra khỏi phía bụng và hướng về phía ngực. Sau khi điều chỉnh ghế ngồi, tiếp theo bạn cần chỉnh gương chiếu hậu và gương bên ngoài sao cho dễ nhìn nhất. Đối với bà bầu bị đau lưng thì nên đặt thêm một chiếc gối nhỏ tròn hoặc cuộn khăn lại phía sau lưng để thoải mái hơn khi lái xe.
>>> Bằng lái xe B1 là bằng lái xe cơ bản mà mọi người đều nên sở hữu. Bạn đã biết lý do nên học lái xe B1 càng sớm càng tốt chưa?
Đối với những bà bầu, việc thường hay thèm ăn hoặc buồn nôn tương đối nhiều trong ngày. Do đó, nữ tài xế nên tự trang bị cho mình ít đồ ăn nhẹ và nước uống yêu thích để trong xe để có thể giải toả cơn thèm ăn bất chợt. Ngoài ra cũng phải tự chuẩn bị thêm túi nilon để sử dụng ngay khi cảm thấy buồn nôn. Đặc biệt, các mẹ bầu cần đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ trước khi di chuyển để tinh thần có thể tập trung khi lái xe, đảm bảo an toàn cho mình.
Phụ nữ mang thai chỉ nên lái xe những chặng đường gần như đi siêu thị, đi làm, đi cafe gần nhà,... Đối với các chuyến đi xa, đường dài tốt nhất nên cho người khác lái xe giúp các chị em. Vì những chuyến đi xa có thể khiến các bà mẹ bị mệt, ngồi lái xe lâu cũng khiến máu ở chân khó lưu thông, dễ bị sưng, chuột rút rất nguy hiểm.
Dù cố gắng cẩn thận hết mức thì phụ nữ lái xe ô tô khi mang thai vẫn rất dễ gặp nguy hiểm, nên tốt nhất là các bà mẹ không nên lái xe, và nhờ đến những người xung quanh như bố, mẹ, chồng, bạn bè,... giúp đỡ khi di chuyển. Ghế sau sẽ là nơi an toàn nhất trong xe đối với các bà bầu. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể ngồi ghế hành khách phía trước nhưng cần lưu ý phải kéo ghế lùi xa nhất để bảo vệ bụng khi túi khí bung ra.
Trên đây là những chia sẻ của Hocthilaixeoto.com về những kinh nghiệm cho các chị em phụ nữ lái xe khi mang thai. Các tài xế nữ hãy luôn cẩn thận để bảo vệ bản thân và bé yêu khỏi những nguy hiểm nhé.