Bạn đang khó khăn trong việc học lái xe ô tô ?. Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào hay đã học lái xe nhưng thất bại ? bạn chưa có phương pháp học chính xác để có thể nhuần nhuyễn vi vu trên chiếc xe ô tô ngoài đường , hay bạn chưa có thực sự tự tin vượt qua các bài thi thực hành ?
Khi bạn học bất cứ chương trình nào , thì phải được đào tạo kiến thức đúng quy chuẩn từ dễ đến khó, và từ cơ bản đến nâng cao !
Và giải pháp cho bạn để có 1 tay lái thật vững vàng, hoàn thành những bài thi thực hành thật tốt, chúng tôi sẽ giúp bạn chìa khoá giúp bạn học lái xe ô tô hiệu quả nhất !
1. LÀM QUEN VỚI XE Ô TÔ
Bước đầu khi học lái xe ô tô.
Việc đầu tiên khi muốn làm quen với xe ô tô bạn phải có thói quen kiểm tra dây an toàn , bởi vì đây là 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi bạn vận hành ô tô trên đường, và cũng góp phần an toàn cho bạn trong xuyên suốt quá trình điều khiển xe, sau đó kiểm tra bộ phận túi khí, bạn kiểm tra các cửa xe đã được đóng kín chưa, và cửa kính của xe ô tô
Bước tiếp theo là bạn kiểm tra xem vị trí chỗ ngồi của mình đã thoải mái hay chưa, có thuận tiện khi cầm vô lăng, có quan sát xung quanh được hay không ?
Các bộ phận quan trọng của xe
Gương chiếu hậu : Trái và Phải , là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của xe ô tô , vì bạn có thể dễ dàng quan sát trước và sau, trong xuyên suốt quá trình lái xe , quá trình lùi xe vào bãi .v...v... lưu ý về tư thế ngồi khi nhìn gương chiếu hậu giúp cho bạn dễ quan sát hơn .
.jpg)
Vô lăng
Là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với những tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái bánh răng - thanh răng và trục vít - bánh vít, đồng thời có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.
Bảng đồng hồ
Là một hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp người lái biết được thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe. Thông tin hiển thị dưới 2 dạng: kim hoặc số.
Đồng hồ đo tốc độ (Speedometer)
Dùng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe, là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện gắn động cơ từ năm 1910, thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường (Odometer) để báo quãng đường xe đã đi được từ lúc bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình (Tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn.
Đồng hồ đo vòng tua
Là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút (RPM - Revolution per minute). Đối với xe số sàn, thông số này có ý nghĩa quan trọng, cho biết động cơ có đang hoạt động trong dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ không tải có đạt chuẩn hay không. Còn với xe số tự động, người lái theo dõi đồng hồ để duy trì tình trạng hoạt động của động cơ ở dải vòng tua hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu.
Bàn đạp ga
Là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn. Bàn đạp ga được điều khiển bởi chân phải và có công dụng kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Người lái đạp ga càng mạnh, nhiên liệu bơm vào động cơ càng lớn làm cho xe chạy nhanh hơn. Khi nhả chân ga, xe sẽ chạy chậm lại. Bàn đạp ga phản ứng rất nhanh nhạy dù lực tác động không lớn.
Bàn đạp phanh
Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại. Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh, dầu phanh trong hệ thống sẽ di chuyển theo các đường ống dẫn đến các xi lanh bánh xe, dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston, cơ cấu phanh sẽ thực hiện nhiệm vụ giảm tốc hoặc dừng xe. Thời gian và quãng đường để xe phanh phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Tuy nhiên, tốt nhất người lái nên tăng áp lực dần dần cho đến khi xe đạt được tới điểm dừng một cách nhẹ nhàng, tránh phanh gấp.
>>> Xem ngay bí quyết thi lý thuyết lái xe ô tô số sàn mà bạn không thể bỏ qua được!
Bàn đạp ly hợp/ côn (chỉ có trên xe số sàn)
Bàn đạp này được điều khiển bằng chân trái của người lái và sử dụng khi muốn điều khiển xe ra khỏi một vị trí cố định, chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột. Để xe chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà, khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ để tăng dần mô men xoắn truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Khi nhả hết bàn đạp ly hợp, người lái nên đặt chân xuống sàn xe để tránh hiện tượng trượt ly hợp.
Cần số
Vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của ô tô.
Cần điều khiển phanh tay
Giúp giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định và hổ trợ cho bàn đạp phanh chân khi cần thiết.
Công tắt gạt nước
Giúp người lái xe ô tô có thể loại bỏ chướng ngại vật bán trên kính xe như côn trùng, nước hoặc sương mờ, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự an toàn của chuyến đi.
Thiết kế, trang bị hay thông số kỹ thuật động cơ là những yếu tố cố định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, dù chủ xe có hiểu rõ cũng không ứng dụng được nhiều vào quá trình sử dụng. Trong khi đó, một khi nắm vững nguyên lý hoạt động của các bộ phận được đề cập như trên, người lái có thể linh hoạt điều khiển chiếc xe tùy theo từng điều kiện khác nhau, từ đó tối ưu hóa khả năng vận hành cho chiếc xe. Chính vì thế, đừng nên xem thường bất cứ chi tiết cơ bản nào, bởi một cơ cấu đơn giản cũng có thể sở hữu công dụng to lớn.
2. TỰ HỌC LÁI XE Ô TÔ - CÁCH SỬ DỤNG HỘP SỐ
Về cơ bản nếu bạn học lái xe ô tô mà sử dụng sai nó có thể gây hao tổn nhiên liệu và về lâu dài sẽ làm hư hổng hộp số nhanh hơn và gây nguy hiểm nhất là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.
.png)
Số N là chữ viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải( hoạt dộng nhưng không chuyển động).
Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.
Khi học lái xe ô tô chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N (hay còn goi là số 0) trong các tình huống phổ biến sau:
Thứ nhất: Khi khởi động
Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí số N(kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P( parking).
Thứ 2: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ).
Với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.
Một số người học lái xe ô tô có thói quen khi dừng đèn đỏ với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy học lái xe ô tô giáo viên vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ
Nhưng cách làm này sẽ làm hư hại đến hộp số, hao tổn nhiên liệu và cũng mỏi chân.
>>> Bóc mẽ lý do vì sao khoá học lái xe ô tô b2 Bình Thạnh giá rẻ tỉ lệ đậu 100% hiện nay đang được đăng ký nhiều nhất
Thứ 3. Khi xe đang chạy
Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D (drive) mà chạy.
Thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản nhất khi học lái xe ô tô.
Thứ 4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe
Đó là trường hợp học lái xe ô tô khi đang xuống dốc.
Nhưng nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên chuyển về số “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu.
.jpg)
Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe
Cách sử dụng hộp số này hoàn toàn không đúng kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm nhiên liệu được bao nhiêu.
Việc sử dụng số N trong khi xuống dốc là một hình thức tự sát khi học lái xe ô tô.
Bởi vì khi về số N ngắt đường chuyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe nhờ quán tính lao nhanh hơn khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chings mòn và hư.
Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năng kiểm soát được.
Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ.
Và hãy nhớ số N rất “hợp cạ” với phanh(trắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.
3. Cách sử dụng số cơ bản khi lái xe ô tô
Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Có một vị trí khá đặc biệt trên hộp số xe mà không phải ai cũng quan tâm và biết sử dụng hợp lý: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay, mà chúng ta quen gọi là “mo”.
Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn
>>> Giữ ngay khóa học lái xe ô tô số tự động bằng B1 tại Bình Thạnh - khóa học được nhiều người lựa chọn nhất hiện chỉ còn 15 suất !!!
4. Lái xe ô tô số tự động
Đang chạy xe, cần đỗ:
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.
3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.
Khi phải dừng đèn đỏ: (tương tự như đỗ thôi).
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây thì bạn cứ giữ chân phanh như vậy cho đến đèn xanh.
2- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi. Nếu thời gian chờ đèn đỏ hơi lâu 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh vẫn giữ nguyên, tất nhiên bạn không cần đạp phanh mà chỉ cần nhá phanh thôi.
Khi chạy bình thường.
1- Đạp phanh.
2- Đẩy cần số về vị trí D.
3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây, thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn:
Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự:
1- Đạp phanh chân,
2- Đẩy cần số về D,
3- Nhả phanh tay,
4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy.
Tại sao khi chuyển cần số về Mo (N) vẫn phải đạp phanh/ kéo phanh tay, vì có thể tránh được xe bị trôi do tình trạng đường xá, hoặc phòng ngừa có kẻ sau tông vào đuôi xe mình làm dây chuyền.
.jpg)
Lái xe ô tô số tự động
Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng:
1- Chân gá vào chân phanh.
2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi…
3- Đạp phanh chân.
4- Chuyển cần số về D.
5- Nhả phanh tay.
6- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.
5. Học kỹ các kỹ năng lùi xe và quay đầu xe
Không hề là đơn giản khi học thuần thục các kỹ năng trên. Những kỹ năng này áp dụng hầu hết mỗi lần bạn lên xe.
Khi lấy xe ra, hay đỗ xe ô tô vào bạn sẽ thực sự cần đến nó.
.jpg)
Học kỹ các kỹ năng lùi xe và quay đầu xe
Và để nó không mất nhiều thời gian và gây trở ngại đến những phương tiện khác, hãy học lái xe ô tô một cách nhuần nhuyễn.
Với đường thành phố, quan sát thật kỹ và đảm bảo về khoảng cách với xe đang đi ngược chiều khi quay đầu, sao cho ít ảnh hưởng nhất đến các phương tiện khác.
Thêm nữa, trong trường hợp đỗ xe, nếu bạn không muốn đụng vào xe ô tô kế bên thì nên nắm chắc kỹ năng này nhé.
Trên đây là bài viết tổng hợp kĩ năng lái xe ô tô nhanh và hiệu quả nhất , cám ơn quý các bạn đã theo dõi bài viết mọi chi tiết liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí :
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE THIÊN TÂM
VP1: 253 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP HCM
VP2: 2166 Quảng Lộc, Quảng Tiến, Trảng Bom, Đồng Nai (Đối diện chợ Quảng Biên)
Email: lienhethientam@gmail.com
Hotline: 0377870246 hoặc 0903080993