[BẬT MÍ] 10 Kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm AN TOÀN cho tài mới
Từ 23 giờ đến 5 giờ sáng được xem là “khung giờ đen” của các bác tài. Thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ban đêm nhiều hơn gấp 2 - 3 lần so với ban ngày. Vì thế, việc các tài xế lái xe vào ban đêm nếu không thật cẩn thận rất có thể sẽ đối mặt với “tử thần”.
Trong bài viết này, Hocthilaixeoto.com sẽ chia sẻ cho các bạn 10 kinh nghiệmlái xe ô tô ban đêmđể các bác tài, đặc biệt là các tài mới có thể lái xe an toàn hơn.
Lái xe đêm là bạn đang đối mặt với rất nhiều những mối nguy hiểm tiềm ẩn khó lường. Chỉ một chút sơ suất bạn cũng có thể gặp phải những tai nạn thương tâm không mong muốn. Sau đây là những mối nguy hiểm thường gặp nhất mà các “bác tài đêm” hay gặp phải.
Đường phố không phải chỗ nào cũng bằng phẳng và an toàn. Đôi lúc bạn sẽ gặp phải những đoạn đường xấu, luôn có thể xuất hiện những ổ voi, ổ gà, thậm chí là “hố tử thân” mà bạn không thể nào đoán biết được. Việc di chuyển trên những đoạn đường xấu này vào ban ngày cũng đã khó khăn rồi nên việc lái xe đêm lại càng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, buổi tối ở các vùng đồi cao không khí ẩm, dễ xuất hiện sương mù, mưa lớn khiến người lái khó quan sát đường. Điều này có thể dẫn đến người điều điều khiển phương tiện không kịp xử lý khi có những tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra.
Vào ban đêm, bạn rất khó phát hiện người đi bộ qua đường. Đặc biệt, những đoạn đường có nhiều khu dân cư sẽ thường xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ khiến bạn không thể lường trước.
Kinh nghiệm cho tài xế mới lái xe đêm: hãy chú ý quan sát để xử lý kịp thời những trường hợp người đi bộ qua đường, xe phía trước đột ngột chuyển làn, vượt trái, cua gấp,... Nếu bạn đang ở khoảng cách gần mà sợ va chạm thì hãy bấm còi để báo hiệu cho người hoặc phương tiện phía trước biết.
Hiện nay, rất nhiều phương tiện như ô tô, xe máy vẫn lắp loại đèn LED bị cấm và bật hết cỡ vào ban đêm, đặc biệt là những loại xe tải cỡ lớn. Khi di chuyển ngược chiều với những xe này, tài xế lái xe đêm dễ bị chói mắt, không thể nhìn rõ đường. Bên cạnh đó, việc nhìn quá nhiều ánh đèn LED sẽ khiến người lái ô tô ban đêm bị mệt mỏi, nhức đầu, nếu không thể làm chủ được tay lái thì rất dễ gây ra tai nạn giao thông.
Di chuyển vào ban đêm, bạn có thể thường xuyên gặp phải tình huống các phương tiện giao thông khác dừng lại bên đường. Nguyên nhân có thể là họ dừng lại để nghỉ ngơi hay xe hết nhiên liệu, bị hư hỏng hoặc gặp tai nạn giao thông,... Do trời tối, nếu các phương tiện này không phát tín hiệu báo cho bạn biết thì rất dễ sẽ xảy ra va chạm. Vì thế bạn cần thật sự cẩn thận khi di chuyển trong đêm tối.
Ngủ gật khi lái xe đêm hay còn gọi là “giấc ngủ trắng” là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm. Đối tượng chính thường lái xe ô tô ban đêm là các bác tài xe con, xe tải, xe khách và container.
Nếu như không có lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, các tài xế rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ. Và chỉ một vài giây ngủ gật thôi, bạn đã có thể bị mất lái, đi chệch làn đường và tông phải phương tiện khác. “Giấc ngủ trắng” không chỉ đem nguy hiểm đến cho người điều khiển phương tiện mà cả những người di chuyển xung quanh.
Đèn xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu là những bộ phận quan trọng giúp người lái có tầm nhìn tốt. Nhưng các bộ phận này lại rất dễ bám bụi và bị bẩn sau mỗi chuyến đi.
Kinh nghiệm cho tài xế mới lái xe ban đêm, để đảm bảo an toàn bạn nên vệ sinh gương, kính và đèn xe bằng các dung dịch lau kính hoặc xà phòng, đồng thời lau khô, tránh để lại vệt loang. Tốt nhất là nên vệ sinh định kỳ trước mỗi chuyến đi dài.
>>> Bạn đang quan tâm về nghề tài xế, hãy tìm hiểu ngay: Những sự thật thú vị về nghề lái xe ô tô mà bạn có thể chưa biết.
Nếu bạn phải thường xuyên di chuyển trên những cung đường nhiều sương mù hoặc chướng ngại vật, hãy lắp thêm những phụ kiện hỗ trợ như: đèn sương mù và đèn gầm để tiện cho việc quan sát. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là các loại đèn này rất sáng, vì vậy chỉ nên sử dụng khi cần thiết để tránh gây khó khăn cho các phương tiện đi ngược chiều.
Nếu bạn là người thường xuyên lái xe đêm thì kính chống chói là thiết bị mà bạn cần phải lắp ngay lập tức. Kính giúp cản bớt nguồn ánh sáng quá mạnh từ đèn của các xe đi ngược chiều, giúp mắt bạn đỡ bị chói và đảm bảo quan sát tốt hơn trong đêm.
Giảm nguồn sáng bên trong xe là nguyên tắc quan trọng giúp tài xế đảm bảo an toàn khi lưu thông. Do nguồn sáng bên ngoài xe lúc này rất thấp, việc để các hộp điều khiển và đèn chiếu trong ô tô quá sáng làm mắt bị mất cân bằng, không thể quan sát rõ cảnh vật bên ngoài. Cũng giống việc bạn đưa smartphone ra ngoài trời nắng, bạn sẽ rất khó để nhìn rõ màn hình điện thoại.
Vì thế, bạn hãy đảm bảo giữ cho ánh sáng trong xe ở mức thấp và giảm độ sáng của bảng điều khiển. Tốt nhất là bạn nên tắt hẳn đèn bên trong xe nếu không cần dùng hoặc nếu không thì chỉ để một bóng mờ mà thôi. Như vậy, bạn sẽ không bị mỏi mắt và tập trung quan sát được tốt hơn khi lái xe đêm.
>>> Bạn đã nắm hết các ký hiệu đèn báo trên bảng điều khiển điện tử trong xe chưa? XEM NGAY: Giải nghĩa các ký hiệu đèn cảnh báo trong xe ô tô.
Tầm quan sát vào ban đêm không được tốt như ban ngày, vì vậy, bạn nên điều khiển xe ô tô di chuyển chậm hơn và không vượt quá tốc độ cho phép. Chú ý quan sát xung quanh và phía trước, đặc biệt là những lúc chuyển hướng, gặp khúc cua hay dừng đỗ xe dọc đường khi lái xe ban đêm.
Ở trong khu vực đông dân cư:
Loại xe
Đường 2 chiều và đường 1 chiều có 1 làn xe
Đường đôi và đường 1 chiều có 2 làn xe trở lên
Xe gắn máy
Xe gắn máy chuyên dùng
40km/h
40km/h
Các phương tiện cơ giới khác
50km/h
60km/h
Ở ngoài khu vực đông dân cư:
Loại xe
Đường 2 chiều và đường 1 chiều có 1 làn xe
Đường đôi và đường 1 chiều có 2 làn xe trở lên
Xe ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt)
Ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn
80km/h
90km/h
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt)
Ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn
70km/h
80km/h
Xe buýt
Ô tô đầu kéo kéo sơmi rơmoóc
Ô tô chuyên dùng
Mô tô
60km/h
70km/h
Ô tô kéo rơmoóc
Ô tô kéo xe khác
50km/h
60km/h
Xe gắn máy
Xe máy điện
Xe gắn máy chuyên dùng
40km/h
40km/h
>>> Lỗi chạy xe vượt quá tốc độ cho phép, sai làn đường, không bật đèn xi nhan,... là lỗi vi phạm phổ biến mà nhiều tài xế mắc phải. Hãy tra cứu các lỗi vi phạm giao thông phổ biến nhất hiện nay để nắm mức phạt cụ thể.
Đảm bảo khoảng cách an toàn là kinh nghiệm lái xe ban đêm vô cùng quan trọng. Để căn khoảng cách chính xác, bạn cần ghi nhớ và áp dụng nguyên tắc 4 giây. Cụ thể, bạn sẽ chọn điểm sáng xa nhất mà đèn cốt rọi tới, khi xe phía trước đi qua điểm này, bạn bắt đầu đếm 4 giây.
Sau 4 giây nếu xe bạn vừa tới hoặc sắp tới điểm sáng đã chọn thì chứng tỏ bạn đang ở trong khoảng cách an toàn. Trong trường hợp bạn đếm chưa tới 4 giây mà xe đã vượt qua điểm sáng thì bạn nên giảm tốc độ để tăng khoảng cách cho phù hợp.
Một cách tính khác của nguyên tắc này, giả sử bạn đang lái xe đêm với tốc độ 60km/giờ tương đương 16,6m/giây. Nếu áp dụng nguyên tắc 4 giây thì khoảng cách an toàn mà bạn cần giữ cách xe phía trước khoảng 16,6 x 4 = 66m. Với khoảng cách này bạn sẽ kịp thời phản ứng khi có những tình huống bất ngờ xảy ra.
Đèn cốt: là đèn chiếu gần, cường độ ánh sáng vừa giúp người lái quan sát được những chướng ngại vật trên đường ở khoảng cách gần. Nhược điểm của nó là tầm quan sát được ít, không thể nhìn xa nên khó xử lý sớm những tình huống bất ngờ.
Đèn pha: là đèn chiếu xa, cường độ ánh sáng lớn giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại vật và các biển báo từ xa. Nhưng nhược điểm lớn của đèn pha là “quá sáng” nên sẽ gây cản trở tầm nhìn và khó chịu cho những người lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả người đi cùng chiều ở phía trước.
Vì mỗi loại đèn đều có tác dụng riêng nên bạn phải hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách, đúng thời điểm khi lái xe đêm.
Nếu di chuyển ở những khu vực đông dân cư, nhiều phương tiện qua lại và không cần quá nhiều nguồn sáng để di chuyển thì hãy bật đèn cốt. Ngược lại, nếu bạn đi trên những cung đường tối, vắng người và phương tiện qua lại, đường cao tốc thì nên mở chế độ đèn pha.
Hơn nữa, kinh nghiệm chạy xe ban đêm từ các tài xế lâu năm dành cho bạn là có thể thay đổi 2 loại đèn một cách hợp lý. Khi đi trên những đoạn đường có dải phân cách thấp, hoặc chỗ có vạch liền hay vạch đứt mà có xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cốt để tránh gây lóa mắt cho tài xế xe đi ngược chiều.
Khi muốn vượt xe phía trước nên nháy đèn để ra hiệu xin vượt. Trước khi vào cua, nếu không có xe ngược chiều, người lái có thể “đá đèn” pha để mở rộng góc quan sát sau đó chuyển về cốt.
Tương tự việc ánh sáng từ đèn xe, bạn có thể gây ảnh hưởng đến xe đi ngược chiều thì bạn cũng vậy. Đèn pha từ xe khác cũng có thể khiến bạn lóa mắt và không thể quan sát được phía trước. Vì vậy, bạn cần hạn chế nhìn thẳng vào đèn pha của xe phía đối diện hay những khu vực quá sáng trên đường. Lắp thêm kính chống chói để đảm bảo góc quan sát tốt hơn khi lái xe đêm.
Đồng thời, người chạy xe ban đêm cũng cần điều chỉnh góc chiếu của đèn pha xe mình phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến các tài xế khác. Hãy cùng nhau ý thức để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người.
Gương chiếu hậu là một trợ thủ đắc lực của cánh tài xế, đặc biệt là những người lái ô tô ban đêm, giúp quan sát vật cản phía sau và hai bên hông xe. Tuy nhiên, gương hậu cũng có nhược điểm là vẫn có điểm mù vì không thể bao quát hết mọi góc nhìn, đặc biệt là những loại xe lớn. Nếu bạn đi vào điểm mù của xe khác, tài xế xe đó sẽ khó quan sát thấy bạn và dễ xảy ra va chạm.
Vì vậy, người lái xe đêm cần phải thường xuyên quan sát kỹ gương chiếu hậu, bật đèn tín hiệu nếu muốn chuyển hướng hay đổi làn đường để tránh gây bất ngờ cho phương tiện khác. Khi gặp các xe kích thước lớn, hãy tránh đi vào điểm mù của xe đó để đảm bảo an toàn cho mình.
Để lái xe đêm an toàn, điều đầu tiên mà bạn cần là đảm bảo trạng thái cơ thể luôn khỏe mạnh, tỉnh táo. Ngủ gật là điều cấm kỵ nhất khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu là tài xế phải chạy xe ban đêm thường xuyên thì hãy đảm bảo rằng bạn đã ngủ đủ giấc trước cuộc hành trình.
Nếu không may buồn ngủ, bạn có thể sử dụng các biện pháp để tỉnh táo hơn như: uống nước tăng lực, ngậm hoặc nhai kẹo bạc hà, uống nước lạnh… Trong trường hợp cơn buồn ngủ quá dữ dội, đừng ráng chạy mà hãy dừng lại nghỉ ngơi 20 - 30 phút tại các trạm xăng hoặc trạm dừng chân đến khi tỉnh táo hoàn toàn rồi mới tiếp tục cuộc hành trình.
Một điều quan trọng nữa đối với các tài xế lái xe ban đêm là sự tập trung. Tránh sử dụng điện thoại khi lái xe để không bị xao nhãng. Người chủ phương tiện cần tuyệt đối không được uống rượu bia, chất kích thích trước và trong lúc lái xe. Hút thuốc cũng được xem là không nên khi lái xe ban đêm vì làm tăng nồng độ carbon monoxide và nicotin trong máu, khiến hạn chế tầm nhìn và khả năng xử lý nhanh trong trường hợp nguy hiểm.
Nếu bạn có thể đã tuân thủ hết những điều bên trên rồi, thì việc còn lại là hãy nhớ “không phải ai cũng như bạn”. Kinh nghiệm cho tài xế mới lái ô tô ban đêm chính là hãy luôn cảnh giác, quan sát các phương tiện khác để kịp phát hiện những tình huống bất thường hay sai phạm gây ảnh hưởng và nguy hiểm cho bạn. Chú ý các biển báo giao thông, đèn tín hiệu để thực hiện đúng, luôn đặt an toàn của bản thân và hành khách của mình lên trên hết khi lái xe đêm.
Trên đây là những chia sẻ về nhữngkinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm mà Hocthilaixeoto.com đã tổng hợp được từ các bác tài lâu năm. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn.